Cách chữa cháy nắng cho làn da là vấn đề mà khá nhiều chị em, kể cả phái mạnh quan tâm. Đặc biệt là sau những chuyến du lịch, tắm biển hay hoạt động lâu ngoài trời thì bạn càng cần phải nằm lòng những bí quyết dưới đây để chữa lành làn da của mình.
Xem thêm:
Ánh nắng mặt trời chính là nguyên nhân gây ra tình trạng da bị đen sạm, nám, mụn, tàn nhang,… Thậm chí, nếu tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời, bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm da, khô da, đặc biệt là bị bỏng rát, cháy nắng. Đây là vấn đề hầu như ai cũng rất dễ gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến cách khắc phục da bị cháy nắng, dẫn đến tình trạng làn da ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết để chữa lành làn da cháy nắng và cách chăm sóc da khi bị cháy nắng hiệu quả.
1. Các dấu hiệu khi da bị cháy nắng
Làm sao để biết làn da của bạn có bị cháy nắng hay không? Theo các chuyên gia về da liễu, khi làn da bị cháy nắng do tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Cảm giác đau rát, nóng, khó chịu tại vị trí mà da bị cháy nắng.
- Da bị ửng đỏ do tác hại của các tia cực tím làm cho mao mạch máu dưới da bị giãn, vỡ ra.
- Da bị khô sạm nghiêm trọng do bị mất nước, dẫn đến tình trạng bong tróc da.
- Xuất hiện các vết tàn nhang, nám và không đều màu do tác động của tia UVA làm sản sinh hắc tố trên da.
- Xuất hiện các nếp nhăn do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời làm lão hóa da, phá vỡ các sợi collagen của da.
2. Cách chữa cháy nắng hiệu quả và an toàn
Đừng xem thường và chủ quan với tình trạng da bị cháy nắng. Bởi nếu không kịp thời chữa lành, làn da của bạn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn về thẩm mỹ lẫn sức khỏe của bạn. Hiện nay, có rất nhiều cách phục hồi da bị cháy nắng. Cùng tham khảo một số cách đơn giản dễ làm như sau.
2.1. Cách chữa cháy nắng bằng các nguyên liệu tự nhiên
Nguyên liệu tự nhiên là cách phục hồi da bị cháy nắng hiệu quả, được nhiều người sử dụng nhất. Các nguyên liệu này không ở đâu xa mà ở ngay trong gian bếp nhà bạn, vừa an toàn, hiệu quả lại không tốn kém nhiều chi phí.
Chườm đá, nước mát
Có thể nói, chườm đá hoặc nước mát lên da là cách chữa cháy nắng cho da dễ làm nhất. Ngay khi làn da của bạn bị cháy nắng, hãy cố gắng làm mát da nhanh nhất để vết cháy được dịu đi nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng khăn mềm bọc một viên đá lạnh bên trong hoặc khăn mềm tẩm nước mát để chườm lên vùng da bị bỏng nắng. Bằng cách này, làn da sẽ từ từ được chữa lành một cách hiệu quả.
Nha đam (lô hội)
Trong nhựa (gel) của nha đam có chứa chất Polysaccharide – một chất có tác dụng phục hồi da khi bị cháy nắng. Có hai cách để sử dụng phương pháp này. Thứ nhất, bạn mua gel nha đam ở các hiệu thuốc, cửa hàng mỹ phẩm để bôi lên da. Cách thứ hai, bạn sử dụng trực tiếp phần gel bên trong lá nha đam tươi để đắp lên da. Làn da của bạn sẽ được giảm nóng rát rất nhanh chóng.
Sữa tươi
Có 2 cách khắc phục da bị cháy nắng bằng sữa tươi:
- Sử dụng bên ngoài: Dùng miếng vải mềm hoặc bông tẩm sữa tươi, để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, đắp lên vùng da cháy nắng. Các thành phần như vitamin, chất béo, protein, khoáng chất,… trong sữa tươi sẽ có tác dụng làm da mềm mịn, dịu nhẹ.
- Chữa da cháy nắng và cách chăm sóc da bằng sữa tươi từ bên trong. Mỗi ngày uống sữa tươi sẽ có tác dụng tốt để giúp da mịn màng, sáng hơn; chống lại các tác nhân lão hóa, nếp nhăn trên da.
Trà
Nguyên liệu tự nhiên này cũng được rất nhiều chị em tin dùng để chữa lành làn da cháy nắng. Trong các loại trà tươi và trà khô có chứa catechin và flavonoid. Đây là những chất có tác dụng chống oxy hóa cho da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa; xoa dịu làn da, hạn chế tình trạng nóng rát khi bị cháy nắng. Bạn có thể sử dụng khăn mềm tẩm nước trà rồi thoa lên vùng da cháy nắng trong 10-15 phút. Ngoài ra, có thể dùng bã trà ướp lạnh để đắp lên da để chữa cháy nắng tức thì.
Mật ong
Sử dụng mật ong được xem là một trong những cách chữa cháy nắng da hiệu quả là lành tính. Nguyên liệu tự nhiên này có chứa nhiều vitamin A, C, E, các khoáng chất như Kẽm, Sắt, Kali, Canxi,… rất cần thiết cho da. Mật ong có tác dụng giữ ẩm, phục hồi và tái tạo tế bào cho làn da. Sử dụng mật ong đắp lên da khoảng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để chữa lành da hiệu quả. Da sẽ không còn ửng đỏ, nóng rát và còn được chống viêm hiệu quả.
Dưa chuột
Đây là nguyên liệu mà bất cứ căn bếp nào cũng có, rất dễ tìm và lại rất rẻ. Đặc tính của dưa chuột đối với làn da là chống oxy hóa, giảm đau rát. Hãy dùng một lát dưa chuột cắt mỏng hoặc xay nhuyễn ướp mát rồi đắp lên da. Bạn sẽ thấy đây chính là cách chữa cháy nắng cho da tuyệt vời.
Cà chua
Sử dụng cà chua kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa tươi, sữa chua sẽ cho ra một hỗn hợp có tác dụng thần kỳ trong việc chữa lành da bị cháy nắng. Da sẽ được nhả nắng, làm dịu đi nhờ các dưỡng chất có trong cà chua như Vitamin C, E, sắt, Kali,… và nhiều chất chống oxy hóa khác.
2.2. Lưu ý nếu da bị cháy nắng nghiêm trọng
Sử dụng các nguyên liệu có trong tự nhiên là phương pháp đơn giản, phổ biến. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu quả với những làn da bị cháy nắng ở mức nhẹ và vừa. Còn đối với làn da bị cháy nắng nghiêm trọng, các dấu hiệu cháy nắng đều ở mức độ cao. Đặc biệt, không chỉ làn da tổn thương mà cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, da phồng rộp,… Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở chữa trị da liễu uy tín để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
3. Những biện pháp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng
Để không phải lo lắng về làn da đang bị cháy nắng và phải mất công tìm cách chữa cháy nắng, bạn cần áp dụng thêm nhiều biện pháp khác để bảo vệ làn da không bị cháy nắng. Trong đó, có 4 biện pháp quan trọng mà bạn cần lưu ý:
3.1. Hạn chế ra ngoài khung giờ 10h-16h
Trong khung giờ từ 10 – 16 giờ chính là thời điểm ánh nắng mặt trời có nhiều tia UVA, UVB được hoạt động mạnh nhất. Vì thế, hãy cố gắng tránh ra ngoài trời dưới ánh nắng vào khung giờ này để không bị các tia này làm da của bạn cháy nắng.
3.2. Dùng kem chống nắng
Kem chống nắng là bước quan trọng, thiết yếu đối với làn da của cả nam và nữ. Cho dù bạn không trang điểm, nhưng ít nhất khi ra khỏi nhà, bạn phải bôi một lớp kem chống nắng vừa đủ. Nó quan trọng cực kỳ với làn da của bạn. Chỉ số chống nắng trong kem cần đạt từ SPF 15 trở lên, và bạn cần bôi kem 30 phút trước khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, không nên hiểu sử dụng kem chống nắng thì không cần mặc áo dài tay, che chắn. Đây là quan niệm hết sức sai lầm đấy nhé.
3.3. Uống nhiều nước
Khi ánh mặt trời chiếu vào, làn da của bạn đã bị lấy đi độ ẩm cần thiết. Do đó, cần uống nước đủ, đều để làn da luôn được cấp ẩm từ bên trong. Từ đó, chống lại việc da bị khô ráp, nóng rát hay bong tróc do cháy nắng.
3.4. Bổ sung vitamin A, C, E
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A (cà rốt, cà chua, bông cải xanh,…), vitamin C (cam, chanh, bưởi,…) và vitamin E (cà chua, rau bina, các loại hạt,…). Bổ sung các vitamin A, C, E có tác dụng chống oxy hóa, chống lại quá hoạt động của các gốc tự do; chống tác hại của ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, làn da sẽ không bị sạm đen, đốm nâu, không đều màu khi sử dụng đầy đủ vitamin kể trên.
Với những cách chữa cháy nắng an toàn, hiệu quả cho da kể trên, bạn sẽ không còn phải lo lắng mỗi khi da bị cháy nắng. Đây đều là các phương pháp dễ thực hiện, chắc chắn sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, khỏe mạnh nhất.