Content Protection by DMCA.com

Điểm danh các căn bệnh được khuyến cáo không nên đi máy bay

benh-khong-nen-di-may-baybenh-khong-nen-di-may-bay

bệnh không nên đi máy bay

Việc đi máy bay đã quá phổ biến và thông dụng với tất cả mọi người vì tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển và khá an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp đi máy bay, có một số người vì mắc phải các bệnh đặc thù cụ thể, cấp độ nghiêm trọng được khuyến cáo không nên sử dụng phương tiện di chuyển này. Vậy các loại bệnh nào không nên đi máy bay, cùng bTaskee tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

1. Bệnh thần kinh

Bệnh nhân thần kinh được khuyến cáo không nên đi máy bay vì khi máy bay cất cánh hay hạ cánh sẽ có những thay đổi về áp suất nên thường gây cảm giác lo sợ cho những người ngồi trên máy bay. Những cảm giác này đối với người bình thường không sao nhưng với những người đang mắc bệnh thần kinh có thể làm cho họ bị rối loạn thần kinh và không tốt cho sức khỏe. Những người bị bệnh thần kinh nặng không nên đi máy bay kể cả khi có bác sĩ đi cùng.

2. Bệnh về máu

Những người bị thiếu máu nặng (hồng cầu dưới 3 triệu/ml hoặc huyết sắc tố dưới 80g/l) không nên đi máy bay. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh có nguy cơ cao gây chảy máu như bệnh hay chảy máu (hemophilia), bệnh ung thư máu không được phép đi trên những chuyến bay thương mại.

3. Bệnh tim mạch

benh-tim-machbenh-tim-mach
Việc thay đổi độ cao đột ngột dễ khiến những người có tiền sử bệnh tim lên cơn đau tim (Ảnh: bTaskee)

Những người bị bệnh về tim không nên đi máy bay vì khi máy bay cất cánh và lên đến độ cao 2.000 m rất dễ làm cho các mạch máu giãn nở và điều này không tốt cho những người bị bệnh tim, dễ gây ra đột quỵ. Ngoài ra, ở độ cao với áp lực không khí bất thường, máu từ chân về tim không được sự co rút hỗ trợ sẽ bị sức hút Trái Đất kéo xuống. Tế bào máu bị kéo giãn ra và tập trung thành những sợi máu đông dài, theo mạch máu chạy lên tới phổi, tim hoặc não bộ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây hại đến mạng sống. Cục máu đông này có thể làm nghẽn mạch máu tim sẽ tạo nên chứng trụy tim.

4. Bệnh lao phổi

Khi máy bay ở trên cao áp lực và sức hút của Trái Đất sẽ không giống với bình thường, khi áp lực ở mức quá cao như vậy sẽ dẫn đến việc khó thở cho những người bị bệnh về tim, phổi. Đồng thời, nếu đang mắc bệnh lao người bệnh cần được cách ly  để không lây cho người khác vì vậy khi nghi ngờ bị lao phổi, bạn không nên đi máy bay.

5. Bệnh đái tháo đường

Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên trước chuyến bay và sử dụng thuốc để không xảy ra sai sót (Ảnh: bTaskee)

Trước các chuyến bay, bệnh nhân đái tháo đường cần được đo đường huyết và kiểm soát tốt các triệu chứng hạ đường huyết nếu có. Đồng thời bệnh nhân cũng nên đem theo insulin bên mình để dùng nếu cần thiết hoặc thông báo với phi hành đoàn tình trạng của mình để có thể kịp thời chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Để đề phòng hạ đường huyết khi máy bay tăng độ cao, bệnh nhân nên mang theo đường, kẹo hoặc 1 ít đồ ngọt để ăn nếu có cảm giác mệt. Trong trường hợp phải bay đường dài, việc điều chỉnh thời gian dùng insulin trước khi bay qua các múi giờ cần được thầy thuốc hướng dẫn.

6. Bệnh nhân sau phẫu thuật

Những trường hợp sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương mắt, bệnh nhân buộc phải đi trên máy bay có cabin áp lực và liệu pháp ôxy để tránh tổn thương võng mạc do thiếu ôxy và bọt khí trong mắt. Bệnh nhân mới mổ không nên đi máy bay trong 10 ngày sau phẫu thuật bụng và 21 ngày sau phẫu thuật ngực; sau đó chỉ bay khi đã lành vết mổ và không phải dẫn lưu. Bệnh nhân phải mở thông đại tràng có thể đi máy bay miễn là không có mùi và các túi mở thông đại tràng đã thay mới trước khi bay. Bệnh nhân thoát vị bẹn hay thoát vị đùi to, không đỡ bằng băng treo hoặc bó thì không cho đi máy bay nếu máy bay không có thiết bị tăng áp lực vì tăng nguy hiểm nghẹt ruột thoát vị.

Với những người mắc các bệnh trên nhưng mức độ nhẹ vẫn có thể đi máy bay với điều kiện tình trạng sức khỏe ổn định và có chỉ định của bác sĩ hoặc có bác sĩ đi cùng. Khi bị bệnh, tốt nhất bạn nên đi máy bay cùng với người thân hoặc chuẩn bị sẵn các loại thuốc mang theo bên mình để đề phòng các trường hợp khẩn cấp. Vì sự an toàn của bản thân và của chuyến bay, hãy chuẩn bị sức khỏe tốt nhất và mang theo thuốc để có 1 chuyến bay như ý.

Bài đọc thêm

Những điều cần biết về bệnh loãng xương

5 nếp nhăn chẩn đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

Thư Lê:
whatsapp
line