Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh an toàn

bao-quan-thuc-an-da-nau-chin-trong-tu-lanh

Bảo quản thức ăn đã nấu chín bằng tủ lạnh là cách mà phần lớn các gia đình hiện nay chọn sử dụng để giữ cho thức ăn dùng được lâu hơn. Tuy nhiên, nếu bảo quản thức ăn đã nấu chín sai cách, thức ăn có thể hình thành các chất độc hại và gây bệnh cho gia đình. Vậy làm sao để bảo quản thức ăn đã nấu chín mà vẫn an toàn cho sức khỏe?

Xem thêm:

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh

1.1 Phân loại thức ăn

Tủ lạnh cũng giống như một siêu thị thu nhỏ của gia đình bạn. Phần lớn mọi người thường sẽ cho rất nhiều thứ vào trong tủ lạnh, đủ loại thức ăn từ trái cây, rau củ, bơ sữa đến thịt, cá, hải sản và cả những món ăn đã nấu chín. Chính vì thế, bạn nên sắp xếp, phân loại đồ ăn trước khi cho vào tủ lạnh và tuyệt đối không để lẫn lộn thức ăn chín và sống với nhau. Bởi vì thức ăn sống đôi khi sẽ còn chứa các loại vi sinh vật gây bệnh do chưa qua chế biến. Những vi sinh vật đấy có thể sẽ xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín và gây bệnh. 

Ngoài ra, phân loại và sắp xếp thức ăn nấu đã nấu chín một cách khoa học sẽ giảm được mùi hôi trong tủ lạnh. Đồng thời, phân chia các món ăn sẽ bám mùi lẫn nhau và làm mất đi mùi vị vốn có. 

Phân chia thức ăn một cách khoa học, không để lẫn thức ăn chín và sống (Nguồn: Picjumbo)

1.2 Để thức ăn nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh

Đây là một trong những điều bạn chắc chắn phải chú ý đến khi bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh – đó là để thức ăn nguội hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh. Bởi vì khi cho ngay thức ăn còn nóng vào tủ lạnh, nhiệt độ chênh lệch giữa thức ăn và nhiệt độ tủ sẽ làm cho thức ăn bị biến chất, mất đi dinh dưỡng và dễ bị hư hỏng, ôi thiu hơn. 

Ngoài ra, thức ăn cho vào tủ lạnh thường sẽ được đậy kín lại để an toàn và vệ sinh hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao của thức ăn sẽ khiến hình thành các giọt nước. Các giọt nước này sẽ tích tụ tạo nên môi trường ẩm, thúc đẩy sự sinh sản và phát tán của các vi sinh vật đến khắp nơi trong tủ lạnh. 

Để thức ăn nguội hẳn trước khi cho vào tủ lạnh

1.3 Sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc hộp thủy tinh

Việc bọc kín thức ăn sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại và làm hỏng, độc thức ăn. Ngày nay, nhiều gia đình sử dụng màng bọc thực phẩm để đảm bảo cho thức ăn được an toàn và vệ sinh hơn khi để cùng nhiều thứ khác trong tủ lạnh. Tuy nhiên, màng bọc thực phẩm chỉ sử dụng được một lần và đây cũng không phải một chất liệu thân thiện với môi trường. Vậy nên, gia đình bạn có thể sử dụng các hộp thủy tinh có nắp đậy để đựng thức ăn (nếu không có nắp đậy, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm để bịt kín thức ăn lại nhé). 

Sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản thức ăn được an toàn hơn

Hộp thủy tinh cũng sẽ an toàn cho sức khỏe và khi đậy nắp kín thì sẽ hạn chế tối đa việc món ăn của bạn bị bám mùi các thức ăn khác. Bên cạnh đó, hộp thủy tinh cũng sẽ rất tiện lợi để bạn hâm nóng lại thức ăn nếu gia đình mình có lò vi sóng. Ngoài màng bọc thực phẩm và hợp thủy tinh, bạn cũng có thể dùng các túi hút chân không hay túi zip, hộp bằng nhựa để bảo quản thực phẩm. 

Bảo quản thức ăn bằng hộp thủy tinh có nắp đậy (Nguồn: Unsplash)

1.4 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Nhiệt độ của tủ lạnh quá cao hay quá thấp cũng không tốt cho việc bảo quản thức ăn đã nấu chín. Nhiệt độ lý tưởng được các nhà sản xuất tủ lạnh khuyên nên điều chỉnh để bảo quản tốt nhất thức ăn và thực phẩm là vào khoảng 18oC đối với ngăn mát. Đối với ngăn đá, nhiệt độ nên thiết lập là từ -5 đến 3oC. Tuy nhiên, mỗi loại thức ăn cũng sẽ có những điều kiện khác nhau và bạn có thể tùy chỉnh nhiệt độ để có thể bảo quản một cách tốt nhất. 

Điều chỉnh nhiệt độ tủ tùy thuộc vào số lượng và loại thức ăn để có thể bảo quản được tốt nhất 

2. Lưu ý khi bảo quản thức ăn đã nấu chín ở tủ lạnh

2.1 Loại thức ăn tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh

Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh có lẽ là cách tốt nhất hiện nay mà các bà nội trợ dùng để giữ thức ăn dùng được lâu hơn. Tuy nhiên, không phải thức ăn nào cũng có thể bảo quản ở tủ lạnh. Các loại thức ăn như: 

  • Rau đã chế biến
  • Các món ăn giàu đạm như: thịt, trứng, cá,… 

Các loại thức ăn này khi được bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ bị vi sinh vật gây hại gây nhập. Đặc biệt là các món rau đã chín vì khi chế biến thường sẽ được nêm nếm thêm muối. Khi rau được xào nấu ở nhiệt độ cao và thêm muối sẽ hình thành môi trường có lợi hơn cho sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, ăn rau đã nấu chín bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. 

Ăn rau nấu chín đã qua bảo quản trong tủ lạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn (Nguồn: Pexels)

2.2 Dùng thức ăn càng sớm càng tốt 

Tuy tủ lạnh có thể giúp chúng ta bảo quản thức ăn đã nấu chín được lâu hơn nhưng nếu dùng thức ăn đã để lâu trong tủ lạnh hay hâm đi hâm lại nhiều lần thì cũng sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên dùng thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt để hạn chế việc vi sinh gây bệnh phát triển và có thể ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Ngoài ra, nếu không dùng sớm các thức ăn trong tủ lạnh cũng sẽ khiến đồ ăn bị mất ngon, biến vị và dẫn đến hư hỏng, ôi thiu nếu để nhiều ngày.

2.3 Nấu lại ngay thức ăn sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh

Vi khuẩn, vi sinh vật gây hại thường sẽ không thể sinh sôi, phát triển ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh và sẽ bị tiêu diệt nếu thức ăn được đun sôi ở 100oC. Chính vì thế, để hạn chế tối đa sự phát triển và gây độc hại của vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên nấu hay hâm nóng lại thức ăn sau khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh. 

Hâm nóng lại thức ăn ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh (Nguồn: Pixabay)

2.4 Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh 

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là một điều rất cần thiết để có thể ngăn chặn sự phát triển cũng như trú ngụ của vi sinh vật, vi khuẩn. Ngoài ra, vệ sinh tủ lạnh thường xuyên còn giúp hương vị của thức ăn không bị ám các mùi khác cũng như tránh tình trạng tủ lạnh có mùi khó chịu. 

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để thức ăn có thể được bảo quản an toàn nhất (Nguồn: Freepik)

Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh tuy sẽ được lâu hơn nhưng bạn cũng không nên bảo quản tất cả mọi thứ trong tủ lạnh. Để thức ăn thực sự mang lại đầy đủ dinh dưỡng và luôn giữ được vị ngon thì bạn chỉ nên nấu vừa đủ ăn trong ngày. Và nếu có thức ăn thừa, nên bảo quản trong thời gian ngắn và bảo quản đúng cách để đảm bảo sức khỏe của gia đình bạn nhé!

 

Trần Lê Ái Như: