Chấm dứt ngay chứng thở khò khè của trẻ bằng một vài bài thuốc dân gian

trị thở khò khè cho trẻ

 

Bệnh đường hô hấp là 1 trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất. Bởi vì bệnh tiến triển nhanh chóng, gây hậu quả nặng nề, đặc biệt khi người bệnh là trẻ nhỏ. Một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh hô hấp là trẻ thở khò khè, khó thở. Thở khò khè rất dễ nhận biết; vì bạn chỉ cần áp tai vào ngực trẻ sẽ nghe được tiếng thở của trẻ nặng nề, mệt mỏi, gần giống như tiếng ngáy. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu này; mẹ cần nhanh chóng tìm cách trị thở khò khè cho trẻ. Để trẻ hô hấp bình thường và loại bỏ các bệnh hô hấp kèm theo, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Dưới đây là những lưu ý và phương pháp tự nhiên chữa khò khè cho trẻ.  Các mẹ có thể tham khảo để trị cho trẻ.

1. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm chính vì vậy khi trẻ bị bệnh – dù là bệnh gì. Mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu khò khè, khó thở; mẹ nên mang trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, điều trị thở khò khè cho trẻ và các bệnh liên quan khác (nếu có). Việc mẹ tự ý dùng kháng sinh cho trẻ uống có thể sẽ trị được chứng thở khò khè. Nhưng sau này nếu trẻ bị một số bệnh khác nặng hơn. Thì sẽ rất khó điều trị vì trẻ đã kháng kháng sinh.

2. Chú ý khi cho trẻ bú

Khi bị thở khò khè, trẻ sẽ rất dễ bị sặc sữa chính vì vậy mẹ nên chú ý khi cho trẻ bú. Khi bế con cho bú mẹ nên nâng cao đầu của trẻ 1 chút, giữ đầu ti; để sữa không chảy ra quá nhiều làm trẻ sặc khi không kịp nuốt. Nếu trẻ vẫn không bú được, mẹ nên nghĩ đến chuyện vắt sữa và bón cho trẻ bú, không nên để trẻ đói.

3. Dùng nước muối sinh lý

Nếu trẻ sau khi bị cảm mới bị thở khò khè, bạn nên nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho trẻ. Một ngày bạn nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối, nước muối đi vào mũi trẻ. Sẽ làm mềm gỉ mủi, loãng các dịch nhầy trong mũi trẻ. Sau khi nhỏ nước muối, mẹ có thể dùng tăm bông lau mũi cho trẻ để lấy các dịch nhầy ra, giúp trẻ dễ thở hơn.

4. Các bài thuốc dân gian trị thở khò khè cho trẻ

Củ cải trắng và mật ong

Nên dùng loại mật ong mới, được bảo quản kỹ càng để tránh trường hợp trẻ uống mật cũ dễ bị đau bụng (Ảnh: bTaskee)

Củ cải trắng vị ngọt, tính mát, được các bác sĩ Đông Y chỉ định dùng cho các trường hợp bị đầy bụng, kiết lỵ, đau đầu và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi trẻ bị khò khè, bạn chỉ cần mua 1 củ cải trắng, rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu rồi cho mật ong vào ngâm. Sau khoảng 2 giờ, bạn lấy 1 thìa hỗn hợp mật ong và nước củ cải trắng hòa vào nước ấm. Cho trẻ uống, ngày uống từ 4 – 5 lần. Phương pháp này không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì có mật ong, trẻ nhỏ dùng mật ong sẽ rất dễ bị dị ứng phấn hoa, khó tiêu.

Quả lê hấp đường phèn

Khoét hình quả lê như thế này rồi cho đường phèn và nước vào hấp cách thủy (Ảnh: bTaskee)

Lê là loại quả thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trị ho tiêu đờm. Đường phèn bổ khí, nhuận phế, trừ đờm nên khi trẻ bị khò khè. Mẹ nên nghĩ ngay đến món lê hấp đường phèn để trị thở khò khè cho trẻ. Bạn chọn mua 1 quả lên ngon, về rửa sạch, gọt vỏ, khoét bỏ hạt tạo thành 1 khoang tròn phía trong. Sau đó, cho 1 ít đường phèn và 1 ít nước vào quả lê; đậy nắp và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau khi hấp xong, đem lê ra để nguội, lấy nước trong quả lê cho trẻ uống ngày từ 3 – 4 lần.

Trứng gà

Trứng gà một quả, bạch quả 3 quả lấy ruột nghiền nhỏ. Đục các lỗ nhỏ cách đều nhau trên vỏ trứng sau đó phết lại bằng bột ruột bạch quả (dùng liều lượng thấp nhất có thể); lấy giấy gói trứng lại hầm cách thủy. Mỗi ngày cho trẻ ăn từ 1 – 2 quả. Phương thuốc này rất hữu hiệu khi dùng để trị thở khò khè cho trẻ và trị ho. Vì bạch quả dễ gây ngộ độc cho trẻ nếu trẻ ăn nhiều nên mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ bột bạch quả. Và chỉ dùng cách này cho trẻ đã lớn, từ 5 tuổi trở lên.

Trị bằng tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng viêm, là vị thuốc quen thuộc để trị thở khò khè cho trẻ. Bạn có thể dùng tỏi theo 2 cách sau.

Cách 1: Băm nhỏ 5 tép tỏi, cho tỏi vào 1/2 lít nước cùng với 1 muỗng nhỏ nước ép hành lá kèm 1 ít muối. Nhớ là không dùng hành tây vì hành tây có vị hăng, trẻ khó uống. Cho trẻ uống ngày 2 lần để trẻ hết khò khè, khỏi cảm.

Cách 2: Nướng chín 1 củ tỏi (còn vỏ) trên than hồng, sau khi tỏi chín bạn bóc lớp vỏ đã cháy đi, cho vào chén và thêm 1 chút nước. Sau đó dùng muỗng nghiền để tỏi ra nước. Bạn bỏ bã tỏi đi và cho trẻ uống; nếu trẻ nhỏ quá bạn có thể pha thêm 1 ít nước ấm cho loãng ra để trẻ dễ uống.

Lá hẹ

Không nên dùng hẹ với mật ong; vì 2 thứ này nếu đi cùng với nhau sẽ không tốt cho tiêu hóa (Ảnh: bTaskee)

Hẹ có tác dụng bổ thận, dùng trị tiểu són, tiểu tiện nhiều lần, ngoài ra cũng có thể trị ho, trị khò khè cho trẻ. Cho lá hẹ và đường phèn vào chén, đem đi hấp cách thủy và dùng nước này cho trẻ uống. Mỗi lần bạn cho trẻ uống 2, 3 muỗng canh cà phê nước hẹ đường phèn; sau 4, 5 ngày sẽ thấy triệu chứng thở khò khè bớt hẳn.

Ngoài các phương pháp trên, các mẹ có thể cho thoa dầu khuynh diệp, dầu tràm vào lòng bàn tay, chân; nhỏ 1 vài giọt lên gối để trẻ ngửi là được. Chú ý không nên sử dụng quá nhiều các loại dầu này có thể gây bỏng da trẻ. Mẹ cũng thể bổ sung kháng thể cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn theo chế độ. Với nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C. Khi trẻ có vấn đề đường hô hấp, bạn nên mặc đồ ấm, giữ ấm ngực cho trẻ. Không cho trẻ ngủ máy lạnh, ngủ quạt lạnh vì những điều này sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Sau khi sử dụng những phương pháp trị khò khè cho trẻ trên đây; bạn đừng quên chia sẻ trải nghiệm của mình với bTaskee nhé!

Bài đọc thêm

15 cách trị ho cho trẻ cực kì hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết và chữa trị

Thư Lê: