Sức đề kháng chưa cao nên trẻ sơ sinh là đối tượng tấn công của nhiều loại bệnh. Trong đó, cảm lạnh, ngạt mũi, nóng sốt… là 3 loại bệnh mà trẻ sơ sinh hay mắc phải nhất. Ngạt mũi gây ra hiện tượng chảy nức mũi, khó thở, dễ bị sặc sữa, nếu để lâu không trị rất có thể bệnh sẽ chuyển biến xấu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vậy trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách và làm thế nào để nhận biết trẻ chỉ bị ngạt mũi mà không phải là triệu chứng của những bệnh khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bệnh ngạt mũi ở trẻ sơ sinh để bạn hiểu đúng và có cách điều trị đúng cho con nếu không may trẻ mắc phải.
1. Nguyên nhân
Ngạt mũi là triệu chứng của rất nhiều bệnh, phổ biến nhất là cảm cúm, viêm phổi, các bệnh liên quan đến đường hô hấp nên mẹ cần lưu ý để có hướng điều trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh chính xác.
Cảm lạnh: cảm lạnh là bệnh gây ra ngạt mũi đầu tiên khi thấy trẻ nhà mình bị ngạt mũi. Khi bị cảm lạnh, trẻ thường bị nóng đầu kèm theo ngạt mũi và hay quấy khóc.
Cảm cúm: cảm cúm là tình trạng trẻ bị mệt mỏi, lạnh run, sốt, bỏ bú, chảy nước mũi… Đây là bệnh rất nguy hiểm do virus, vi khuẩn gây ra nên khi nghi ngờ trẻ bị cảm cúm mẹ nên đem trẻ đến bệnh viện.
Dị ứng: khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết, dị ứng bụi vải hay dị ứng phấn hoa, trẻ sẽ hắt hơi kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi như một phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp mầm bệnh.
Mắc kẹt mũi: trẻ sơ sinh chưa nhận thức được nên sẽ rất nguy hiểm nếu vô tình khi cầm, nắm vật dụng trẻ làm vướng dị vật trong mũi. Khi đó trẻ sẽ bị khó thở, ngạt mũi vì đường thở bị cản trở.
2. Điều trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh
Điều đầu tiên bạn cần chú ý đến khi trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh là không khí trong phòng vì đây là nguyên nhân đầu tiên liên quan đến các bệnh đường hô hấp. Luôn giữ cho không khí trong nhà sạch, thoáng, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Nếu nhà nuôi thú cưng, bạn cần tránh để trẻ tiếp xúc với chúng, thường xuyên hút bụi, làm sạch lông thú. Tiếp đến, mẹ cũng nên thường xuyên dùng tăm bông để vệ sinh mũi cho trẻ, làm sạch chất nhầy cho trẻ, nhất là khi trẻ bị ngạt mũi. Làm điều này, trẻ sẽ thở dễ dàng hơn và loại bỏ được mầm bệnh, giúp trẻ mau hết bệnh. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ hoặc nước tỏi (pha thật loãng) để làm sạch mũi. Nếu dùng nước tỏi mẹ nên lưu ý không được dùng thường xuyên và phải pha loãng vì nếu dùng nhiều lần và nước tỏi đặc sẽ khiến mũi trẻ bị nóng, kích ứng các mạch máu, khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
Khi trẻ bị ngạt mũi, mẹ cần chú ý khi cho trẻ bú vì trẻ rất dễ bị ngạt sữa, nôn trớ. Khi bú mẹ nên nâng đầu bé lên cao 1 chút để bé dễ nuốt sữa và cũng dễ thở hơn. Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, 1 lần 1 ít để trẻ dễ tiêu, không bị khó chịu, nấc, nôn. Nên để trẻ nằm cao hơn 1 chút khi ngủ (chú ý độ cao vừa phải nếu không sẽ ảnh hưởng đến xương sống và xương cổ của trẻ). Quan trọng nhất là bạn phải giữ ấm cho trẻ ở những bộ phận như ngực, cổ, lòng bàn tay, chân. Nên để trẻ hít thở không khí thường, hạn chế nằm quạt và không để quạt quạt trực tiếp vào mặt trẻ. Nếu nằm máy lạnh, bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ, mở nhiệt độ vừa phải, không để trẻ nằm máy lạnh nhiều. Nếu đã làm hết những cách trên mà trẻ không hết ngạt mũi, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ, không được tự ý mua thước kháng sinh về cho trẻ uống vì nếu lờn thuốc kháng sinh sau này trẻ bị bệnh sẽ cực kỳ khó chữa.
Lưu ý cuối cùng cho các mẹ là trong thời gian trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ bú hoặc bế trẻ. Một mẹo dân gian mà các bà, các mẹ hay dùng là bôi 1 ít dầu khuynh dầu diệp (không bôi nhiều quá) dưới lòng bàn chân trẻ để giữ ấm tay chân trẻ khi ngủ. Như vậy, trẻ sẽ khó bị bệnh hơn và ngủ ngon giấc hơn.
Bài đọc thêm