Trẻ tự kỷ thành thần đồng – Nỗi lo của các bậc phụ huynh

Trẻ tự kỷ "thần đồng" (Nguồn: Internet)

Trẻ tự kỷ thành thần đồng là trẻ có những biểu hiện đặc biệt về ngôn ngữ, chữ số và có khả năng nhận biết chúng trước những đứa trẻ cùng trang lứa.

Trẻ tự kỷ thành thần đồng và trẻ thần đồng có những biểu hiện khá giống nhau qua hình thức bên ngoài. Chính vì vậy, phụ huynh đôi lúc có phần chủ quan, không đưa con đi khám kịp thời để cùng bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị khiến tình trạng bệnh của trẻ kéo dài.

Hôm nay, bTaskee xin được phép chia sẻ một số thông tin giúp bạn phân biệt trẻ tự kỷ thành thần đồng với những đứa trẻ có tố chất thần đồng khác và lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con là trẻ tự kỷ thành thần đồng.

1. Chỉ là sự sao chép

Có từ 1% – 3% trẻ tự kỷ thành thần đồng do bộ não phát triển bất bình thường. Ở đây, bộ não chỉ phát triển vượt trội một phần và chỉ thiên về một lĩnh vực nào đó, phần còn lại không phát triển. Trẻ tự kỷ thành thần đồng có thể tự biết làm toán, biết đọc lưu loát các mẩu báo, bài viết… Tuy nhiên, đây chỉ là sự sao chép, học thuộc lòng chứ trẻ không hề hiểu bất kỳ ý nghĩa nào từ các chữ viết, con số, hình ảnh…

Trẻ tự kỷ thành thần đồng (Ảnh: Daily Mail)

Trẻ thần đồng và trẻ tự kỷ thành thần đồng

Sự giống nhau:

  • Có khả năng ghi nhớ.
  • Khả năng tính toán vượt bật.
  • Ngôn ngữ lưu loát.
Trẻ thần đồng khác với trẻ tự kỷ thành thần đồng ở khả năng điều khiển cảm xúc (Ảnh: báo Thanh Niên)

Sự khác nhau:

  • Trẻ thần đồng phát triển một cách bình thường, có khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội, biết điều chỉnh cảm xúc và hành vi.
  • Trẻ tự kỷ thành thần đồng phát triển không bình thường, không thích tiếp xúc, chống đối khi bị ép buộc thay đổi thói quen, không biết điều chỉnh hành vi và cảm xúc.
Không có khả năng giao tiếp xã hội là biểu hiện của trẻ tự kỷ thành thần đồng nói riêng và trẻ tự kỷ nói chung (Ảnh: khoahocphattrien.vn)

Biểu hiện chung của trẻ tự kỷ 

  • Không biết cách gây sự chú ý từ người khác.
  • 12 tháng nhưng không biết bập bẹ.
  • Nhạy cảm với âm thanh, hương vị.
  • Không có khả năng nói, nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu.
  • Không biết sử dụng đúng mục đích, chức năng của trò chơi, chỉ cầm lên đập phá.
  • Thực hiện một hành động lặp lại nhiều lần như: đập đầu vào tường, lắc đầu qua lại, đập tay xuống sàn…
  • Không chịu ăn cơm, chỉ ăn chất bẩn.
  • Mắt lờ đờ, ngờ nghệch, không có khả năng quan sát.
  • Không biết sợ, có thể lao ra đường bất cứ lúc nào mặc cho xe cộ qua lại.
  • Không thích trả lời người khác, thường nói chuyện một mình.
  • Lười vận động.
Trẻ tự kỷ thành thần đồng có những biểu hiện lặp đi, lặp lại và bướng bỉnh hơn những đứa trẻ khác (Ảnh: cachdaytre.com)

Lời khuyên cho cha mẹ

  • Bạn nên học cách chấp nhận thay vì tập trung vào những điểm khác biệt của con.
  • Khuyến khích con thực hiện những hành vi tích cực: tập vẽ, tập thể dục buổi sáng cùng gia đình, tập viết…
  • Thực hiện liệu pháp can thiệp hành vi, trang bị kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua việc làm mẫu nhiều lần và tặng phần thưởng.
  • Bố mẹ có thể thực hiện liệu pháp vi lượng đồng căn, một liệu pháp xoa bóp nhằm giảm đau và giảm áp lực trong hộp sọ cũng như toàn bộ cơ thể.
Nên điều trị sớm hơn để trẻ tự kỷ thành thần đồng được phát triển bình thường (Ảnh: Ipprogress.world)

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân của bệnh tự kỷ thành thần đồng nói riêng và bệnh tự kỷ nói chung, nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc để chữa loại bệnh này. Tuy nhiên, để bệnh thuyên giảm cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp trên và kiên trì ở bên cạnh con, dạy chúng phát triển tiềm năng của mình.

Với những chia sẻ trên đây, bTaskee hy vọng các bậc cha mẹ sẽ nhận biết và có được phương pháp phù hợp để đồng hành cùng trẻ.

Tony Tran: