Tê tay tê chân là tình trạng rất nhiều người hay gặp phải, nhất là sau khi ngủ dậy. Theo các nghiên cứu y khoa, tê tay tê chân thường xảy với những người có thói quen ngủ gối cao hoặc nằm quá lâu ở 1 tư thế khiến cho các mạch máu bị chèn ép, không cung cấp đủ oxy cho các dây thần kinh khiến tay, chân bị tê. Tê tay chân có thể chỉ là tình trạng phản ứng bình thường của cơ thể nhưng trong một số trường hợp đây lại biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây.
1. Bệnh tiểu đường
Tê tay tê chân là tình trạng mà nhiều bệnh nhân tiểu đường gặp phải nên nếu bị tê tay chân thường xuyên bạn nên nghĩ ngay đến trường hợp này. Người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết cao nên các dây thần kinh đều bị ảnh hưởng ít nhiều, điều này khiến cho tay chân bị tê.
2. Bệnh về xương khớp
Khi bạn đang bị bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống thì các dây thần kinh ở khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng tê và đau tay chân.
3. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay thường xảy ra do gặp phải chấn thương ở vùng cổ tay – nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng. Vì các dây thần kinh ở đây không hoạt động bình thường nên máu sẽ không lưu thông đầy đủ đến các ngón tay nên gây ra tình trạng tê các đầu ngón tay.
4. Thiếu hụt vitamin
Khi cơ thể thiếu các loại vitamin như vitamin nhóm B, khoáng chất như canxi, kali… cũng khiến người bệnh bị tê tay tê chân. Những người bệnh này thường có thể trạng gầy gò, ốm yếu và thường thuộc nhóm suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu vitamin B12 sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại ngoại vi khiến chúng hoạt động bất thường gây ra chứng tê tay tê chân.
5. Cách khắc phục chứng tê tay tê chân không thường xuyên
Cách 1: Vận động
Bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để máu huyết trong cơ thể lưu thông tránh tình trạng tê tay chân. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đi xe đạp, tập gym, yoga… tất cả những hoạt động này đều rất tốt cho bạn.
Cách 2: Thay đổi dáng ngồi
Nếu có thói quen ngồi vắt chân này lên chân kia thì hãy bỏ dần thói quen này vì đây là 1 trong những nguyên nhân khiến chân bạn bị tê.
Cách 3: Không mặc quần áo bó sát
Quần lót, áo lót, quần legging, quần áo bó sát không những sẽ để lại những vết hằn xấu xí trên cơ thể bạn mà đôi khi chúng sẽ cản trở máu lưu thông và gây tê. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, vừa vặn để cơ thể thoải mái nhất.
Cách 4: Hạn chế đi giày cao gót
Nhiều bạn nữ rất thích đi giày cao gót nhưng không hề biết sử dụng giày cao gót quá lâu sẽ ảnh hưởng đến xương chân mà còn gây ra bệnh tê chân. Vì vậy, bTaskee khuyên bạn nên chọn đi những đôi giày bệt, giày đến bằng hoặc giày đế xuồng để bàn chân được nghỉ ngơi tốt hơn.
Cách 5: Điều trị bằng Tây y
Nếu đã thực hiện các cách trên mà vẫn không hết, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị. Tùy theo triệu chứng và bệnh tình bác sĩ sẽ kê cho người bệnh uống các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm, thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách 6: Điều trị bằng phương pháp Đông y
Nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc tây bạn có thể thử thăm khám tại các cơ sở Đông y và sử dụng các vị thuốc theo toa. Người bệnh có thể tham khảo toa thuốc điều trị tê tay tê chân dưới đây:
Thành phần:
- Kê huyết đằng 16g
- Táo nhân 16g
- Thục địa 20g
- Bạch thược 16g
- Mộc qua 12g
- Ngưu tất 12g
- Tục đoạn 12g
- Qui đầu 12g
- Kỉ tử 12g
- Tang kí sinh 12g
- Mạch môn 10g
- Xuyên khung 8g
- Trích thảo 6g
Toa thuốc này bạn uống hàng ngày, liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm tay, chân nhất là trong mùa lạnh vì 2 nơi này là 2 khu vực tập trung rất nhiều dây thần kinh nếu để bị lạnh sẽ dễ bị tê và mắc những bệnh khác như phong thấp, đau xương khớp… Ăn uống khoa học, sử dụng chất béo từ thực vật, ăn nhiều rau xanh, thường xuyên vận động, làm việc và thư giãn đều đặn cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi những vấn đề sức khỏe.
Bài đọc thêm