Tháng 7 âm lịch ở các quốc gia có gì thú vị?

Tháng 7 âm lịch nổi tiếng được biết đến là “tháng cô hồn”, trong tháng này người dân ở các nước đều có phong tục và nghi thức sinh hoạt riêng. Mỗi quốc gia sẽ có các hoạt động khác nhau trong việc cúng kiếm. Cùng bTaskee khám phá xem nét văn hóa tâm linh ở các nước trên thế giới có điểm gì đặc biệt qua bài viết sau.

Các hoạt động diễn ra trong tháng 7 âm lịch của một số quốc gia có gì đặc biệt? 

Việt Nam

Phong tục cúng kiếng vào tháng cô hồn của người Việt sẽ kéo dài trong tháng 7 âm lịch. Thời gian cúng tùy thuộc vào từng gia đình và từng vùng miền, không có ngày cố định cho hoạt động này. Một quan niệm của người Việt đó là tháng 7 âm là tháng không may mắn nên những việc quan trọng như cưới hỏi, xây dựng, đi xa,… đều tránh thực hiện.

Lễ cúng thường diễn ra vào buổi chiều tối, không thể thiếu một số vật dụng như hoa, đèn, gạo, muối,….Buổi lễ cúng cô hồn kết thúc với việc rải gạo, muối ra sân cũng như đốt vàng mã. Hoạt động giựt cô hồn được xem là một nét văn hóa độc đáo của người Việt trong tháng 7 âm lịch này.

Singapore

Tuy Singapore được xem là một đô thị giàu có và hiện đại, nhưng những thói quen hay phong tục mang màu sắc mê tín dị đoan vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của cộng đồng của những người gốc Hoa. Cách đón nhận cũng như một số hoạt động trong tháng 7 âm lịch mang phong cách hiện đại và có sự khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới. Trong thời gian này, người Singapore sẽ có hoạt động là đốt hình một vị thần bảo trợ được làm bằng giấy với tỷ lệ như người thật. Cách các vị thần cháy được người dân nơi đây dự đoán vận mệnh tương lai của mình. Với lối sống tiết kiệm thì các hoạt động như cúng bái, mê tín dị đoan không được hoan nghênh tại Singapore

Hồng Kông

Tuy là một phần thuộc đất nước Trung Quốc nhưng tháng 7 âm lịch ở Hồng Kông lại có những hoạt động độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Vẫn thực hiện một số mâm cỗ truyền thống nhưng người Hồng Kông sẽ cúng ở nhiều nơi khác nhau như công viên, bến tàu,….

Nhật Bản

Lễ hội Obon diễn ra vào tháng 7 âm lịch của người dân Nhật Bản là một dịp lễ lớn và cách thức cúng kiếng cũng diễn ra một cách trang nghiêm với nhiều ý nghĩa khác nhau. Đây là dịp để tưởng nhớ người thân, tổ tiên cũng như cầu mong những điều tốt đẹp mà tổ tiên sẽ đem đến cho gia đình

Lễ hội được diễn ra vào ba ngày 14, 15, 16 tháng 7 âm lịch cùng các hoạt động nhộn nhịp tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Có thể kể đến một số hoạt động như diễu hành tập thể, hội chợ mua sắm thu hút rất nhiều người dân đến tham quan. Mâm cỗ cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng vì họ quan niệm mâm cúng trình lên tổ tiên sẽ đem đến nhiều ý nghĩa khác nhau. Những món ăn được dùng trong mâm cỗ là bánh khảo, bánh gạo, bánh bột với nhiều hình dáng đẹp mắt nhằm bày tỏ sự kính trọng sâu sắc với tổ tiên

Một hoạt động thú vị khác ở Nhật đó là Lễ dâng lửa. Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong 30 phút, trong thời gian đó mọi người sẽ gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa truyền thống như Daimoku và Sashi sẽ được tổ chức trong vòng một tiếng đồng hồ ở chùa Yusen-ji. Lễ hội kết thúc với nghi thức thả thuyền giấy, các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông.

Trung Quốc

Phong tục tháng 7 ở Việt Nam có sự ảnh hưởng bởi nền văn hóa Trung Hoa, do đó những hoạt động cũng có những điểm tương đồng nhau. Nếu Tết Nguyên Đán là thời điểm bắt đầu một năm mới bình an, là thời gian bỏ qua chuyện cũ để chào đón những điều tốt đẹp mới thì tháng 7 âm lịch lại là lúc để mọi người tưởng nhớ những người đã khuất. Vào thời điểm này hàng năm, người dân sẽ làm một số mâm cỗ với những món ăn truyền thống cùng với trái cây ngũ quả cũng như đài hoa sen. 

Ở Đài Loan còn có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng với ý nghĩa thả đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.

Hàn Quốc

Tháng 7 âm lịch (Ngày Bách Chủng) ở Hàn khá đặc biệt vì đây là dịp kết hợp với ngày thu hoạch 100 loại hạt ngũ cốc, ngày lễ Cha Mẹ, tưởng nhớ tổ tiên. Vào ngày này, những vùng nông thôn Hàn Quốc sẽ tổ chức diễn hành với trang phục truyền thống Hanbok, tay cầm gậy nhằm xua đuổi những điều không tốt và cầu xin một mùa vụ mới may mắn

Ở vùng Jeolla-do còn có một tập tục là mời rượu những người có sản lượng thu hoạch lớn nhất. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo dorongi, đội nón satgat và cưỡi bò đi quanh làng.

Malaysia

Là một quốc gia nổi tiếng với văn hóa tín ngưỡng thiên về Phật Giáo, Malaysia cũng chào đón tháng 7 âm lịch với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách

Cũng giống như Trung Quốc, Malaysia cũng có những mâm lễ trang trọng với món ăn truyền thống, trà, hoa tươi, trái cây,…Một điều đặc biệt là hoạt động tung đồng xu được thực hiện bởi các nhà sư nhằm mang đến sự may mắn và đẩy lùi ma quỷ

Người dân nơi đây rất tin tưởng vào hoạt động tung đồng xu, họ tin rằng hành động này sẽ giúp tổ tiên về thăm nhà và phù hộ cho công việc làm ăn của gia đình

Trên đây là một số hoạt động diễn ra trong tháng 7 âm lịch ở các nước mà bTaskee muốn giới thiệu đến cho các bạn. Nếu có dịp ghé thăm những quốc gia vào thời điểm này thì đừng ngần ngại tham gia vào các lễ hội chào đón tháng 7 đặc sắc.

 

Vinh Tran: