Tết Nguyên Đán: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Các Phong Tục Và Những Sự Thật Thú Vị Về Tết

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Tết Nguyên Đán: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Các Phong Tục
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng “Tết Nguyên Đán” có nghĩa là gì, có nguồn gốc từ đâu và những phong tục ngày Tết đã có từ bao giờ chưa? Hãy cũng bTaskee khám phá tất tần tật về Tết Cổ Truyền nhé!

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết, là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của người Việt Nam và nhiều dân tộc khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

Còn theo phiên âm Hán – Việt, “Tết” nghĩa là tiết, “Nguyên” nghĩa là sự khởi đầu và “Đán” là buổi sáng sớm. Do đó, Tết Nguyên Đán có nghĩa là buổi sớm đầu năm.

Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt và nhiều nước Châu Á.
Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt và nhiều nước Châu Á.

Thời gian của Tết Nguyên Đán được tính như thế nào?

Tết Nguyên Đán được tính vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thường rơi vào khoảng tháng Một hoặc tháng Hai dương lịch. Theo lịch vạn niên, năm 2024 là năm Giáp Thìn, Tết Nguyên Đán sẽ rơi vào ngày 10 tháng 2 dương lịch.

Tết Nguyên Đán được tính theo chu kỳ của mặt trăng, vì vậy thời gian của Tết có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, hay còn gọi là năm nhuận và năm không nhuận. Dịp Tết thường bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp (hay 30 Tết âm lịch) và kéo dài đến hết ngày mùng 3 Tết.

Tết Cổ truyền được gắn liền với người nông dân khi thời gian này là lúc người nông dân nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Việc tính toán thời gian theo lịch âm cũng tạo nên sự độc đáo và sâu sắc trong lịch sử văn hóa, đây được đánh giá là đỉnh cao của sự kết hợp của tri thức về thiên văn học, truyền thống tâm linh và kiến thức nông nghiệp.

Điều này làm cho Tết Nguyên Đán càng trở nên đặc biệt hơn vì không chỉ là một lễ hội mang tính tâm linh mà còn phản ánh sự hiểu biết và tôn trọng đối với quy luật tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

Tết Cổ truyền được tính theo lịch Âm.
Tết Cổ truyền được tính theo lịch Âm.

Nguồn gốc của Tết Cổ truyền

Cho đến nay, nguồn gốc của Tết Cổ truyền vẫn đang còn là chủ đề tranh cãi của nhiều người khi mà phần lớn thông tin cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc rồi được du nhập vào nước ta từ thời 1000 năm bị đô hộ bởi phương Bắc.

Tuy vậy, theo truyện cổ tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt ta đã có dịp lễ này từ thời vua Hùng, nghĩa là thời điểm trước 1000 năm Bắc thuộc.

Thêm vào đó, có nhiều bằng chứng khác như:

  • Khổng Tử có viết rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
  • Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.

Vì thế, đây cũng là những cơ sở để khẳng định rằng Tết Nguyên Đán được bắt nguồn từ Việt Nam.

Ngoài ra, Tết cũng có nguồn gốc từ các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Vào dịp Tết, người Việt thường tổ chức các nghi lễ cúng bái, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

Nguồn gốc của Tết còn có nhiều tranh cãi cho tới tận ngày nay!
Nguồn gốc của Tết còn có nhiều tranh cãi cho tới tận ngày nay!

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?

Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất

Trong quan niệm của người Việt nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung, Tết Nguyên Đán thể hiện sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. “Tết” nghĩa là “tiết” (ở đây là thời tiết) là biểu tượng của sự vận hành của thời tiết theo chu kỳ 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Nó là hành trình về không gian, đánh dấu sự đổi thay và phồn thịnh.

Tết là thời điểm giao thoa giữa trời và đất.
Tết là thời điểm giao thoa giữa trời và đất.

Tết Nguyên Đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Tết Âm Lịch là dịp quan trọng để người Việt thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất. Đây cũng là thời điểm để mọi người nhắc nhở nhau về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vào dịp Tết, người Việt Nam thường tổ chức các nghi lễ cúng bái, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh. Trong đó, nghi lễ cúng tổ tiên là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Cúng ông bà không chỉ là việc thể hiện lòng biết ơn mà còn là cách kết nối thế hệ và duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Trong quan niệm của người Việt, tổ tiên là những người đã khuất, là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. Họ là những người luôn dõi theo và phù hộ cho ta trong cuộc sống.

Vì vậy, vào dịp Tết, người Việt thường chuẩn bị những mâm cỗ cúng tổ tiên thật thịnh soạn, với đầy đủ các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt lợn,… Họ cũng thường thắp hương, khấn vái, cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới được an lành, hạnh phúc.

Tết Nguyên Đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên.
Tết Nguyên Đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên.

Tết là ngày may mắn và hy vọng

Năm mới không chỉ là dịp đánh dấu một khởi đầu mới, mà còn là thời điểm mà tâm hồn mọi người hướng về sự tinh tấn và tràn đầy hy vọng. Do đó, mỗi khi Tết đến, mọi người thường rủ nhau đi Chùa để cầu bình an và may mắn cho một năm mới sắp tới.

Qua thời gian, mọi người tin rằng Tết là một dịp để xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và chào đón những niềm vui mới tươi sáng của năm mới. Điều này còn là một bước khởi đầu tích cực, nơi mọi người hướng tới những thách thức mới với lòng tin và năng lượng tích cực.

Tết là ngày may mắn và hy vọng.
Tết là ngày may mắn và hy vọng.

Tết Nguyên Đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau

Chắc hẳn mọi người đều hiểu được cảm giác Tết không về nhà với ba mẹ và gia đình sẽ như thế nào. Đó có lẽ là cảm giác cô đơn và đáng sợ nhất của mỗi người mà không ai muốn điều đó xảy ra. Vì vậy Tết Nguyên Đán chính là dịp quan trọng nhất để tất cả thành viên trong gia đình tụ tập lại với nhau, trao cho nhau những yêu thương.

Gia đình là trung tâm của lễ hội, nơi để mọi người chữa lành những vết thương tâm hồn, nơi mọi người cùng nhau đi chợ Tết, nấu ăn, cúng ông bà, và cùng đón Giao thừa… Những việc này không chỉ là cách để tôn vinh giá trị gia đình mà còn là dịp để chia sẻ niềm vui và tận hưởng thời gian quý báu bên nhau.

Tết là thời gian để đoàn tụ gia đình, trao nhau những yêu thương.
Tết là thời gian để đoàn tụ gia đình, trao nhau những yêu thương.

Tết Cổ Truyền là dịp để bày tỏ lòng thành kính tới thần linh

Qua hàng thế kỷ, phong tục truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên trong dịp Tết không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là trái tim tinh thần của người dân Việt Nam. Có thể thấy, đây không đơn thuần là một nghi lễ, mà còn là một dịp quan trọng – nơi mà mỗi gia đình tìm đến để kết nối với nguồn cội, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong sự ban phước của thần linh.

Tín ngưỡng dân gian dạy rằng, qua mỗi năm, người nông dân không chỉ làm việc chăm chỉ trên ruộng đất, mà còn chú trọng đến việc thể hiện lòng biết ơn đối với thần Mưa, thần Đất, thần Mặt trời…và những điều tâm linh đã hỗ trợ họ.

Trong nghi lễ thờ cúng, không chỉ là những nén hương, những bát canh chay mà còn là tâm huyết chân thành, là sự kính trọng sâu sắc đối với những người “bề trên” đã góp phần tạo nên một năm thăng trầm quý giá.

Tết là dịp để tỏ lòng thành kính, ghi nhớ đến tổ tiên và thần linh.
Tết là dịp để tỏ lòng thành kính, ghi nhớ đến tổ tiên và thần linh.

Tết là sinh nhật của mọi người

Đây là một quan điểm đặc biệt và tích cực trong dịp Tết Cổ Truyền. Ngày Tết không chỉ là dịp chào đón năm mới mà còn được coi là ngày mỗi người chính là nhân vật chính, “sinh nhật” của bản thân với câu cửa miệng quen thuộc “Mừng thêm tuổi mới”. Điều này thể hiện sự coi trọng về cuộc sống cá nhân và tôn vinh sự hiện diện của mỗi người trong cộng đồng.

Mọi người thường rất quan trọng việc mừng tuổi cho người lớn tuổi, mong rằng họ sẽ được sống thêm nhiều năm, khỏe mạnh và hạnh phúc. Đồng thời, chúc cho các em nhỏ lớn nhanh, trở nên ngoan ngoãn và thông minh, là niềm tự hào của gia đình và xã hội. Đó không chỉ là lời chúc, mà còn là sự mong đợi và hy vọng cho một năm mới tràn đầy niềm vui và thành công.

Tết là sinh nhật của mọi người.
Tết là sinh nhật của mọi người.

Những phong tục tập quán của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán

Cúng ông Công, ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện tinh thần cầu mong một năm mới an lành và may mắn.

Theo quan niệm dân gian, Táo Quân là vị thần trông coi bếp núc của mỗi gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, ông Táo sẽ lên chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm của gia đình trong năm cũ. Vì vậy, người Việt thường tổ chức lễ cúng để tiễn Táo quân lên chầu trời và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

Lễ cúng ông Công, ông Táo thường được tổ chức vào buổi chiều ngày 23 tháng Chạp. Lễ vật cúng gồm có:

  • Một mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt lợn,…
  • Một mâm cỗ chay với các món ăn như xôi, chè, hoa quả,…
  • Ba bộ quần áo mới, mũ, hài, ngựa bằng giấy để Táo quân mang về trời.

Khi cúng, gia chủ thắp ba nén hương, khấn vái mong Táo quân phù hộ cho gia đình trong năm mới được an lành, may mắn, làm ăn phát đạt. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ thả cá chép xuống ao, sông để Táo quân cưỡi cá chép lên chầu trời.

Cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những phong tục quan trọng nhất dịp Tết.
Cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những phong tục quan trọng nhất dịp Tết.

Gói bánh chưng, bánh tét

Gói bánh chưng, bánh tét là một trong những hoạt động đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cần sự hợp tác của cả gia đình.

Khi Tết đến và Xuân về, các hàng quán ngoài chợ trở nên sôi động với sự xuất hiện của các sạp bán lá dong, lá chuối, và ống nứa…báo hiệu cho một mùa gói bánh Tết sôi động. Bởi vì bánh chưng và bánh tét là hai biểu tượng ẩm thực truyền thống, không chỉ xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên mà còn trở thành món quà tặng ý nghĩa cho người thân và bạn bè.

Ở nhiều địa phương, truyền thống tụ tập cả dòng họ để gói bánh trước Tết vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Hình ảnh này không chỉ là một hoạt động nấu nướng, mà còn là một bức tranh về sự đoàn kết, đồng thời là sự chứng nhận cho việc gìn giữ và truyền dạy truyền thống gói bánh chưng, bánh tét qua các thế hệ.

Truyền thống gói bánh chưng, bánh tét đã có từ rất lâu đời.
Truyền thống gói bánh chưng, bánh tét đã có từ rất lâu đời.

>> Xem thêm: [Khám Phá] Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Bánh Chưng Bánh Giầy Ngày Tết Chi Tiết

Dọn dẹp nhà cửa

Đây được xem là phong tục truyền thống trước Tết, mang ý nghĩa làm mới không gian sống, loại bỏ những điều đã cũ, những năng lượng tiêu cực của năm cũ và chuẩn bị đón nhận sự may mắn trong năm mới. Qua việc dọn nhà ngày Tết, người Việt thể hiện lòng chân thành và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ, tích cực trong cuộc sống.

Phong tục này này không chỉ là nét đẹp truyền thống mà còn là cách để bắt đầu năm mới với tinh thần thoải mái và lạc quan nhất.

Trong thời buổi hiện đại, hầu hết mọi người đều phải bận rộn với những công việc cuối năm mà không có thời gian lau dọn nhà cửa. Vậy hãy để dịch vụ Tổng vệ sinh của bTaskee thay bạn làm điều đó. Từ khu vực phòng khách, nhà bếp cho đến nhà vệ sinh, phòng ngủ sẽ được dọn dẹp, lau chùi một cách tinh tươm, sạch sẽ! Đặc biệt bTaskee làm việc xuyên tết để đảm bảo mọi nhu cầu của người dùng một cách tối ưu nhất!

Tải app bTaskee để trải nghiệm tiện ích ngay!

Dịch vụ dọn dẹp nhà cửa bTaskee làm việc xuyên Tết!
Dịch vụ dọn dẹp nhà cửa bTaskee làm việc xuyên Tết!

Bày mâm ngũ quả ngày Tết

Bày biện mâm ngũ quả là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán để thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự thịnh vượng. Mâm ngũ quả ngày Tết gồm năm loại trái cây tượng trưng cho ngũ hành, mang ý nghĩa cân bằng và may mắn.

Phong tục này là cách để người Việt kính trọng và thể hiện lòng tri ân đối với nguồn thực phẩm, tạo nên không khí trang trọng và tràn ngập năng lượng tích cực trong ngày Tết.

Tại mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau cũng như các loại trái cây cũng có sự khác biệt tùy nơi. Tuy vậy tất cả đều mang một ý nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.

Mâm ngũ quả là đặc trưng không thể thiếu trong những ngày Tết.
Mâm ngũ quả là đặc trưng không thể thiếu trong những ngày Tết.

Tảo mộ

Tảo mộ là một trong những hoạt động quan trọng trong dịp Tết Cổ Truyền của người Việt Nam. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Nói cách khác, đây là dịp để mọi người nhắc nhở nhau về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Phong tục tảo mộ thường diễn ra vào khoảng 25 tháng Chạp đến 30 Tết. Trong ngày này, con cháu sẽ đến thăm mộ của ông bà, tổ tiên, dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, thắp hương, khấn vái, cầu mong cho ông bà, tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới được an lành, may mắn.

Ngoài ra, ở một số nơi người ta tin rằng đi Tảo Mộ cần phải tuân thủ những lưu ý sau:

  • Nên đi tảo mộ vào buổi sáng sớm, tránh đi vào buổi trưa.
  • Nên mặc trang phục chỉnh tề, lịch sự.
  • Không nên nói chuyện cười đùa, trêu đùa khi đang ở nghĩa trang.
  • Không nên giẫm đạp lên mộ phần của người khác.
  • Không nên vứt rác bừa bãi ở nghĩa trang.
Phong tục Tảo Mộ để nhắc nhở nhau về đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp.
Phong tục Tảo Mộ để nhắc nhở nhau về đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp.

Cúng tất niên

Cúng tất niên là một nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây không chỉ là cách mời ông bà tổ tiên về để cùng ăn Tết mà còn là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của năm cũ và bước vào năm mới với hy vọng an khang, thịnh vượng.

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều tối ngày 30 Tết. Mâm cúng tất niên thường có các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt lợn,… Ngoài ra, gia chủ cũng thường chuẩn bị thêm các món ăn ưa thích của các thành viên trong gia đình.

Cúng tất niên cũng là một phong tục không thể thiếu ở nhiều nơi.
Cúng tất niên cũng là một phong tục không thể thiếu ở nhiều nơi.

Xông đất

Xông đất là một trong những phong tục quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên đến chúc Tết gia đình nếu là người hợp tuổi với gia chủ thì trong suốt năm đó gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tài lộc đến nhà.

Người xông đất thường là những người có gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi, sức khỏe tốt. Họ thường mang theo những món quà như bánh chưng, bánh tét, rượu bia,… để chúc mừng năm mới. Khi xông đất, người xông đất thường chúc gia chủ một năm mới an khang thịnh vượng, mọi người mạnh khỏe, hạnh phúc.

Phong tục xông đất vẫn còn được lưu truyền đến tận ngày nay.
Phong tục xông đất vẫn còn được lưu truyền đến tận ngày nay.

Chúc tết, mừng tuổi

Chúc Tết và mừng tuổi là một phong tục truyền thống trong dịp Tết Cổ Truyền của người Việt. Đây là dịp để mọi người thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Chúc Tết thường được thực hiện vào ngày mùng 1 Tết, con cháu sẽ mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ và sau đó người lớn cũng sẽ lì xì lại cho các con những bao lì xì đỏ kèm lời chúc học hành, làm việc tấn tới, gặp nhiều may mắn.

Chúc tết và mừng tuổi nhau cũng là đặc trưng khác của ngày Tết.
Chúc tết và mừng tuổi nhau cũng là đặc trưng khác của ngày Tết.

Tết xưa và nay khác nhau thế nào?

Nhìn chung, tết xưa và nay có khá nhiều điểm khác biệt về mặt phong tục tập quán cũng như cách thức tổ chức và ý nghĩa. Điều này có lẽ do bởi sự hội nhập của Thế Giới cũng như xu hướng công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Về phong tục tập quán, Tết xưa mang đậm nét truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc hơn. Cụ thể, người dân thường tự tay chuẩn bị mọi thứ cho Tết, từ sắm sửa đồ đạc, thức ăn, quà Tết cho đến dọn dẹp nhà cửa, trang trí Tết. Các hoạt động Tết cũng mang đậm nét dân gian như gói bánh chưng, bánh tét, đi chùa, chúc Tết, mừng tuổi,…

Với tết ngày nay, do sự phát triển của xã hội, nhiều phong tục tập quán Tết đã có sự thay đổi. Mọi người có thể mua sắm đồ đạc, thức ăn, quà Tết ngay tại các cửa hàng, siêu thị, không cần phải tự tay chuẩn bị như xưa.

Các hoạt động Tết cũng có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại như đi chùa, chúc Tết, mừng tuổi,… nhưng bên cạnh đó cũng có những hoạt động mới như đi du lịch, vui chơi giải trí,…

Bên cạnh đó, về thời gian lễ hội, Tết xưa thường kéo dài lâu hơn, người dân có nhiều thời gian để sum họp gia đình và thăm hỏi họ hàng, bạn bè hơn. Còn với Tết nay, do cuộc sống bận rộn, nhiều người chỉ có thể nghỉ Tết trong một vài ngày.

Chung quy lại, mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng Tết xưa và nay vẫn có những nét tương đồng, đó là tinh thần đoàn kết, gắn bó của gia đình, dòng họ, bạn bè và sự mong ước một năm mới an lành, may mắn, cũng như gìn giữ các phong tục truyền thống tốt đẹp.

Tết xưa và nay có khá nhiều sự khác biệt song vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp.
Tết xưa và nay có khá nhiều sự khác biệt song vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp.

Ý nghĩa của các màu sắc đặc trưng ngày tết

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không khí Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Mỗi màu sắc trong dịp Tết đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện những mong ước, hy vọng của người dân về một năm mới an lành, may mắn.

  • Màu đỏ là màu sắc chủ đạo trong dịp Tết Cổ Truyền của người Việt. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc. Người Việt thường sử dụng màu đỏ trong trang trí nhà cửa, quần áo, đồ đạc,… để cầu mong một năm mới nhiều may mắn, tài lộc.
  • Màu vàng cũng là một màu sắc phổ biến trong dịp Tết. Màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người Việt thường sử dụng màu vàng trong trang trí nhà cửa, đồ đạc,… để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
  • Màu xanh là màu sắc tượng trưng cho sự tươi mới, phát triển. Người Việt thường sử dụng màu xanh trong trang trí nhà cửa, cây cảnh,… để cầu mong một năm mới tươi mới, phát triển.
  • Màu trắng là màu sắc tượng trưng cho sự tinh khiết và thanh bình. Màu này thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau để cầu mong một năm mới thanh bình, an lành.

Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt cũng sử dụng một số màu sắc khác như màu hồng, màu tím,… để cầu mong một năm mới hạnh phúc, may mắn, bình an.

Nhìn chung, đa số những màu sáng sẽ được ưa chuộng hơn vào dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt là màu đỏ.
Nhìn chung, đa số những màu sáng sẽ được ưa chuộng hơn vào dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt là màu đỏ.

Các nước trên Thế giới ăn Tết Nguyên Đán ra sao?

Tết  âm lịch tại Đông Nam Á mang đặc điểm đa dạng văn hoá, tôn giáo và dân tộc riêng, cụ thể:

Tại Singapore:

  • Đặc điểm nổi bật: Tết ở Singapore nổi tiếng với sự đa dạng văn hoá, có nét tương đồng với Trung Quốc.
  • Phong tục tiêu biểu: Lễ hội nhộn nhịp, phong tục cúng tổ tiên, thăm viếng chùa và các hoạt động văn hoá truyền thống.

Tại Lào:

  • Đặc điểm nổi bật: Tết Lào có tên Bunpimay, kéo dài nhiều ngày với lễ hội văn hoá truyền thống.
  • Phong tục tiêu biểu: Sử dụng hoa để cầu may, ăn món “lạp” mang ý nghĩa may mắn.

Tại Philippines:

  • Đặc điểm nổi bật: Tết âm lịch chính thức được công nhận từ năm 2012.
  • Phong tục tiêu biểu: Người Philippines thăm viếng chùa, nhà thờ, múa lân và chuẩn bị bánh Tikoy.

Tại Trung Quốc:

  • Đặc điểm nổi bật: Chuẩn bị nhà cửa với màu đỏ chủ đạo.
  • Phong tục tiêu biểu: Bữa cơm đoàn viên quan trọng, mâm cơm có bánh sủi cảo mang ý nghĩa may mắn.

Tại Hàn Quốc:

  • Đặc điểm nổi bật: Tết Seollal có nghi lễ thờ cúng tổ tiên và mâm cơm gia đình.
  • Phong tục tiêu biểu: Hoạt động vui chơi truyền thống như trò chơi yutnori và bập bênh.

Tại Bhutan:

  • Đặc điểm nổi bật: Tết Losar kéo dài 15 ngày, không có tục xông đất.
  • Phong tục tiêu biểu: Lễ cúng tổ tiên với mâm cơm thịnh soạn, người dân không sát sinh động vật.
Nhiều Quốc gia trên Thế Giới cũng ăn Tết.
Nhiều Quốc gia trên Thế Giới cũng ăn Tết.

Một số câu hỏi thường gặp về dịp Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán 2024 rơi vào ngày nào? Còn mấy ngày nữa đến Tết?

Theo lịch vạn niên, Tết Nguyên Đán 2024 rơi vào ngày thứ Bảy, ngày 10 tháng 2 năm 2024 dương lịch. Tính đến ngày 02/01/2024, còn 28 ngày nữa đến Tết. Nói cách khác, mùng 1 tết Giáp Thìn 2024 là ngày 10/02/2024 dương lịch.

Tết Nguyên Đán 2024 được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 ra sao?

Theo thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước (gọi tắt là công chức viên chức) được nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 gồm 7 ngày liên tục, từ thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Các cơ sở giáo dục, trường học có thể linh động thời gian nghỉ Tết lâu hơn, thường có thể sẽ kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng.

Những điều nên làm và không nên làm trong ngày Tết là gì?

Những điều nên làm trong ngày Tết:

  • Dọn dẹp nhà cửa
  • Trang trí nhà cửa
  • Chuẩn bị mâm cỗ Tết
  • Gói bánh chưng, bánh tét
  • Đi lễ chùa
  • Chúc Tết, mừng tuổi
  • Những phong tục, truyền thống tốt đẹp khác

Những điều không nên làm trong ngày Tết:

  • Không nên nói những điều xui xẻo
  • Không nên làm vỡ đồ đạc
  • Không nên vay mượn tiền bạc
  • Không quét nhà
  • Không cắt tóc
  • Từ chối bất cứ điều gì người khác tặng hoặc chúc
  • Đi ra ngoài vào ngày mùng 5 tết

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, tâm linh, chiêm nghiệm.

Trên đây là tổng hợp chi tiết và đầy đủ nhất về Tết Nguyên Đán, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn một dịp Tết trọn vẹn hạnh phúc bên gia đình và những người thân thương. Đừng quên theo dõi bTaskee để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services