Không phải tự nhiên mà củ cải trắng lại là loại thực phẩm được ví như “nhân sâm mùa đông”. Tuy nhiên, nếu không sử dụng và kết hợp đúng cách; tác hại của củ cải trắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bạn. Cùng điểm qua đặc điểm của chúng qua bài viết dưới đây!
Thành phần dinh dưỡng
Theo Đông Y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc; có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.
Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân mắc bệnh ác tính.
Theo cục An toàn Thực phẩm của Bộ Y tế; bên trong củ cải trắng có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Cụ thể là các chất xơ và vitamin K, A, C, E, B1, B3, B5, B6, B2; cùng các khoáng chất như mangan, kali, magie, sắt, canxi và đồng. Ngoài ra, củ cải trắng cũng chứa nguồn phốt pho, axit béo, omega-3 và protein. Nhờ đó, củ cải trắng được ví như khắc tinh của các mầm bệnh liên quan về hô hấp và tiêu hóa.
Công dụng của củ cải trắng
Là loại rau củ phổ biến, dễ tìm, dễ mua, tưởng chừng củ cải trắng sẽ không có tác dụng là mấy đối với sức khỏe. Tuy nhiên, điểm qua một số công dụng của củ cải trắng; bạn sẽ ngạc nhiên và muốn đi chợ mua ngay củ cải trắng về nấu đó.
Bổ tim
Bên trong củ cải trắng có chứa một hoạt chất kali giúp chống ung thư, kali có tác dụng làm giảm các tác động lên mạch máu và động mạch bằng cách hạ huyết áp. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề như xơ vữa động mạch và cũng làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ngoài vitamin thì hàm lượng chất xơ trong loại củ này cũng khá nhiều giúp loại bỏ cholesterol dư thừa từ tim và giữ cho trái tim của bạn luôn trong tình trạng tốt.
Phòng ngừa ung thư
Củ cải trắng mang trong mình một số chất chống oxy hóa như Vitamin C, Vitamin E, mangan và beta-carotene. Tất cả những hợp chất này đều giúp ngăn ngừa tác hại của các tế bào gốc xấu trong cơ thể chúng ta. Củ cải là một loại rau họ cải, có chứa hợp chất sulforaphane mang đặc tính chống ung thư. Kết hợp củ cải vào chế độ ăn uống; bạn có thể ngăn ngừa các dạng ung thư khác nhau. Điển hình như ung thư hắc tố và ung thư thực quản, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Tốt cho phổi và hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường
Đối với những người hút thuốc lá; củ cải trắng chính là loại giúp khắc phục sự thiếu hụt vitamin A hiệu quả. Nó hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng nghiêm trọng như viêm phổi; khí phế thũng và các vấn đề về phổi khác. Ngoài ta, thường xuyên ăn củ cải trắng sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh thông thường. Chẳng hạn như ngăn ngừa loét dạ dày, đầy hơi, chuột rút và bệnh trĩ.
Giúp chống viêm
Lá củ cải trắng có lợi cho những người bị bệnh gút, viêm khớp hoặc đau mãn tính. Điều này là do lá củ cải chứa axit béo omega-3 và vitamin K; giúp giảm viêm và giảm mức cholesterol. Bằng cách giúp giảm áp lực và viêm trong đại tràng; củ cải giúp giảm nguy cơ bùng phát viêm túi thừa.
Tốt cho các vấn đề về xương và cải thiện làn da của bạn
Đối với những ai mắc bệnh về xương khớp, củ cải trắng chính là một thực phẩm bổ dưỡng; giúp xương chúng ta thêm khỏe mạnh. Vì trong củ cải trắng chứa một lượng lớn canxi và kali; có tác dụng hỗ trợ sản xuất các mô liên kết của cơ thể. Do đó, khi kết hợp củ cải trắng trong chế độ ăn uống; canxi và kali trong củ cải sẽ giúp bạn giảm các tổn thương về khớp. Thậm chí ngăn ngừa loãng xương và viêm khớp dạng thấp.
Bản chất của củ cải trắng vốn mang trong mình các vitamin A, Vitamin C, beta-carotene và đồng. Chúng giúp cho làn da của bạn có sức khỏe tốt và rạng rỡ. Đồng thời chúng còn có tác dụng chống lão hóa; hạn chế da bị chảy xệ và giúp cho mái tóc của bạn thêm chắc khỏe.
Tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể
Củ cải trắng có chứa vitamin C và axit ascorbic là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các vi khuẩn bên ngoài môi trường. Vitamin C cũng kích thích sự hình thành các tế bào bạch cầu, giảm nguy cơ gãy xương.
Ngăn chặn mùi cơ thể và cải thiện thị lực
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Uống nước củ cải trắng có tốt không? Sự thật là nước ép củ cải có thể giúp bạn ngăn mùi cơ thể và giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh nhờ vào sự hiện diện của Lutein trong củ cải trắng. Caroten (là tiền chất của vitamin A) này giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể và phòng tránh tình trạng thiếu hụt vitamin A.
Chú thích hình ảnh: Nước ép củ cải trắng – “thần dược” chăm sóc sức khỏe
Cải thiện sự trao đổi chất
Củ cải trắng chứa phức hợp vitamin B giúp điều chỉnh các quá trình nội tiết tố và enzym của cơ thể chúng ta và đảm bảo rằng cơ thể ta hoạt động đúng cơ chế. Trao đổi chất đúng cách, đảm bảo rằng cơ thể có thể hấp thụ tốt và chuyển hoá tất cả các chất dinh dưỡng mà nó có được từ các loại thực phẩm.
Một số tác hại của củ cải trắng
Củ cải trắng có rất nhiều công dụng đối với cơ thể, nhưng điều đó không đồng nghĩa với tác hại của củ cải trắng là không có. Nếu ăn quá nhiều củ cải trắng, bạn sẽ bị chứng chướng bụng, đau đường ruột, khó tiêu. Củ cải trắng có độc không? Sẽ có nếu chúng ta ăn không theo lượng vừa phải và kết hợp sai sách.
Một số câu hỏi về củ cải trắng
Ăn củ cải trắng sống có tốt không?
Ăn củ cải sống có rất nhiều tác dụng. Củ cải sống sẽ giúp bạn thúc đẩy tiêu hóa, trợ giúp hô hấp, thanh nhiệt, dưỡng da,… Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau đây khi ăn củ cải sống:
- Chỉ nên ăn củ cải sống 100 – 150g/lần, ăn mỗi ngày hoặc cách ngày. Nếu bạn thắc mắc ăn củ cải trắng nhiều có tốt không thì hãy lưu ý rằng bất kỳ loại thực phẩm nà, dù có bổ dưỡng đến đâu cũng không nên nạp quá nhiều vào cơ thể để tránh gây tác dụng ngược, làm hại đến sức khỏe chúng ta.
- Sau khi ăn củ cải sống, trong nửa tiếng đồng hồ không nên ăn thức ăn khác để tránh các hoạt chất chống ung thư bị hòa tan hoặc mất tác dụng.
- Củ cải trắng có tính hàn, do đó người đang uống thuốc không nên ăn, người cơ thể yếu ớt, chân tay dễ bị lạnh tốt nhất không nên ăn. Tốt nhất hãy nên ăn chín để đảm bảo củ cải không có độc cho bạn nhé.
- Củ cải trắng không thích hợp với người tỳ vị hư nhược, người bị tiêu chảy cần hạn chế ăn. Khi dùng các loại thuốc bổ có nhân sâm, cần kiêng củ cải để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Ai không nên ăn củ cải trắng?
Củ cải trắng bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể nạp vào cơ thể, cụ thể là các trường hợp sau:
- Người bị rối loạn tuyến giáp: Củ cải trắng chứa một số hợp chất có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp và can thiệp vào hoạt động của hormone. Điều này hoàn toàn không có lợi cho những người đang bị rối loạn tuyến giáp. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc nitrat thì cũng nên kiêng ăn củ cải vì nó chứa hàm lượng nitrat cao.
Củ cải trắng còn có vai trò làm đông máu nên những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên tránh ăn một lượng lớn củ cải trắng để bảo đảm thuốc phát huy tác dụng hiệu quả.
- Phụ nữ mang thai: Khi bạn đang trong thai kỳ, đặc biệt là ở những thời kỳ đầu. Bạn chỉ nên ăn củ cải trắng 1-2 lần trong 1 tuần và chúng phải được nấu chín như nấu chung với canh, soup, luộc hoặc đem hầm với thịt. Tuyệt đối không được ăn sống để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở thai kỳ.
Củ cải trắng kỵ với những món gì?
Mỗi loại thực phẩm đều có những món ăn là “khắc tinh” của mình. Củ cải trắng cũng không ngoại lệ.
Không nên ăn củ cải trắng với nấm và mộc nhĩ
Kết hợp nấm, mộc nhĩ và củ cải trắng trong cùng một món ăn có thể gây ra viêm da với những người có cơ địa nhạy cảm; dễ dị ứng cũng như tăng nguy cơ làm cơ thể bị mất nước và tổn thương lá lách.
Không ăn chung với cà rốt
Vitamin C có trong cà rốt có thể làm vô hiệu hoá các giá trị dinh dưỡng vốn có của củ cải trắng. Trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim. Nếu ăn chúng cùng lúc với nhau sẽ làm mất đi lợi ích ban đầu của củ cải trắng.
Củ cải trắng kỵ với nho, táo, lê
Theo các chuyên gia dinh dưỡng; hàm lượng cetan đồng có trong nho, táo, lê có phản ứng với axit cyanogen trong củ cải. Chúng có thể mang lại những tác hại cực kỳ nghiêm trọng cho cơ thể: triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng.
Không dùng với nhân sâm
Mặc dù củ cải trắng được ví như “nhân sâm trắng mùa đông” tuy nhiên chúng không hề giống nhau. Cả củ cải trắng và nhân sâm đều là những thực phẩm mang tính bồi bổ. Nhưng củ cải trắng mang tính hàn hạ khí, còn nhân sâm lại bổ khí. Hai thực phẩm này khi kết hợp cùng nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Bạn sẽ không nhận được chất dinh dưỡng nào từ chúng.
Củ cải trắng là một loại củ có rất ít calo nhưng lại có “bảng vàng” thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Tác hại của củ cải trắng sẽ không phải là nỗi lo nếu biết cách ăn và sử dụng sao cho hợp lý. Suy cho cùng, củ cải trắng là một nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình bạn. Lưu lại ngay những điều cần biết về củ cải trắng để chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình nhé!