Bạn đang quan tâm con như thế nào: Tích cực hay tiêu cực?

quan-tam-con-nhu-the-nao

Con cái là niềm hạnh phúc lớn lao của bất kì bậc cha mẹ nào. Dù công việc có bận rộn đến đâu, chỉ cần nghĩ đến con là bạn cảm thấy mọi căng thẳng, lo âu đều biến mất. Bạn mong con mình sống đầy đủ, bước vào đời một cách vững vàng. Nhưng đôi lúc những quan tâm của bạn lại khiến con tự ti, mặc cảm. Vậy phải quan tâm đến con thế nào cho đúng? Làm sao để biết cách quan tâm của bạn là tiêu cực hay tích cực? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. 

Xem thêm:

Tại sao cần quan tâm đến con nhiều hơn?

Trẻ em rất nhạy cảm. Chỉ cần bị cha mẹ lơ là một chút thôi thì các em sẽ suy nghĩ tiêu cực ngay. Những suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hành động, tính cách của các em sau này. Bằng chứng là các em ít được cha mẹ quan tâm thường có khuynh hướng cô lập mình, tự ti, rụt rè trong môi trường mới. 

Các em ít được cha mẹ quan tâm thường có khuynh hướng cô lập mình và rụt rè trong môi trường mới. 

Hơn nữa, các em cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài. Khi bị bạn bè, người xấu rủ rê, các em thường làm ngay mà không suy nghĩ đến hậu quả. Vì vậy cha mẹ cần trò chuyện với con thường xuyên. Giúp con phân biệt cho con cái nào xấu, cái nào tốt để không bị lôi cuốn vào những tệ nạn xã hội. 

Cuối cùng, việc để ý, quan tâm sẽ giúp bạn hiểu con hơn. Từ đó, bạn biết được đâu là sở trường của con, và định hướng cho con đúng nhất. Ví dụ, nếu thấy con thích ca hát, bạn có thể đăng ký cho con các lớp học hát, nhảy múa, để phát triển năng khiếu. Nếu con thích viết văn thì đừng bắt con phải học 2 lớp toán mỗi ngày để trở thành để trở thành Ngô Bảo Châu thứ hai.

Nên quan tâm con thế nào cho đúng?

Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu 2 kiểu quan tâm phổ biến của cha mẹ hiện nay.

Quan tâm tiêu cực

Đó là cách quan tâm áp đặt suy nghĩ của mình lên con. Ví dụ mình nghĩ uống sữa bò là tốt nên bắt con cũng phải suy nghĩ giống mình. Vậy là mỗi ngày bạn mua sữa bò cho con uống. Nếu con không chịu uống, bạn la rầy bắt con phải uống bằng được. Cách quan tâm “áp đặt” như vậy chỉ khiến con xa cách bạn hơn mà thôi. Không những thế, nó còn cản trở tư duy phản biện và suy nghĩ độc lập của con. Khi lớn lên, trẻ sẽ rụt rè và ngại phát biểu ý kiến riêng của mình.

Một kiểu quan tâm tiêu cực khác thì nuông chiều mọi sở thích của con. Có lẽ vì bạn tuổi thơ không được đầy đủ nên muốn con có được gì nó thích. Điều này vô tình hình thành trong trẻ ý nghĩa “muốn gì được nấy” mà không phải nỗ lực làm việc. Đồng thời, trẻ cũng trở nên khó tính và dễ cáu gắt khi không được đáp một điều gì đó.

Quan tâm tích cực

Đó là cách quan tâm thể hiện sự thấu hiểu và lắng nghe con. Bạn tôn trọng mọi ý kiến của con. Dù đúng hay sai, bạn vẫn nghe hết một lượt mới đưa ra lời khuyên và ý kiến của mình. Nói cách khác, cha mẹ quan tâm tích cực không bao giờ áp đặt suy nghĩ của mình lên con. Họ để con tự đưa ra quyết định đúng nhất. Cảm thấy tự tin, suy nghĩ độc lập, biết cách theo đuổi đam mê, khi gặp khó khăn không nản lòng, tự chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình.

Có lẽ đọc đến đây, bạn đã nhận ra quan tâm tích cực bao giờ cũng đem lại hiệu quả hơn quan tâm tiêu cực. Vậy bạn có biết quan tâm tích cực đến con như thế nào không? 

3 cách quan tâm tích cực đến con cái

Lắng nghe con

Để thấu hiểu ai đó bạn cần lắng nghe. Trong nuôi dạy con cũng vậy. Bạn không thể biết con cần gì, gặp khó khăn gì nếu không học cách lắng nghe con. Vậy thì bạn dành bao nhiêu phút mỗi ngày để lắng nghe con? Hay phần lớn thời gian bạn dùng để “chất vấn” điểm số của con trên lớp?

Lắng nghe là một nghệ thuật. Khi cảm nhận được cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu mình, trẻ sẽ tin tưởng chia sẻ và nhận lời khuyên từ bạn. Vậy phải lắng nghe như thế nào? Trước hết hãy học cách im lặng và nghe hết những gì con nó. Đừng vội bác bỏ ý kiến hay đưa lời khuyên khi con mới nói được dăm ba câu. Sau đó hãy đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề và cho lời khuyên nếu con cần.

Khi cảm nhận được cha mẹ lắng nghe mình, trẻ sẽ tin tưởng chia sẻ và nhận lời khuyên từ bạn

Tôn trọng quyết định của con

Trong mọi trường hợp, hãy khuyên chân thành và để con đưa ra quyết định của riêng mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng chiều theo ý con. Bởi trẻ con thường đưa ra quyết định theo sở thích hơn là lý trí. Thấy người các bạn đồng trang lứa học cái này cái nọ, mình cũng muốn. Nhưng một thời gian sau lại bỏ. Vậy hãy dạy con tư duy không bỏ cuộc, cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.  

Hãy khuyên chân thành và để con đưa ra quyết định của riêng mình

Đưa con đi chơi

Nghe thì đơn giản nhưng không phải cha mẹ nào cũng làm được. Công việc, cuộc sống tất bật thường khiến bạn quên dành thời gian cho con. Nhưng hãy cố gắng thu xếp dẫn con đi chơi. Vì đây là cách quan tâm đến con tốt nhất. Thay vì tối về, ngồi xem phim, lướt web, hãy dẫn con đi dạo, đi ăn chè, đi nhà sách,… cũng là một cách để bạn giải tỏa căng thẳng trong ngày. Rồi tận dụng những ngày nghỉ để du lịch cùng gia đình. Đi đến các di tích, bảo tàng, công viên trong thành phố. Hoặc tổ chức những buổi đi xa đến các thành phố khác. Quan trọng là hãy để con được vui chơi, thư giãn, học hỏi thêm nhiều thứ thay vì suốt ngày vùi đầu vào sách vở hay tivi.

Hãy để con được vui chơi, học hỏi nhiều thứ thay vì suốt ngày vùi đầu vào sách vở hay tivi

Kết luận

Thay vì luôn áp đặt mọi suy nghĩ lên con, các bậc cha mẹ hãy lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con. Bên cạnh đó cũng nên dành thời gian bên con nhiều hơn, dẫn con đi đây đi đó để con được vui chơi và học hỏi thêm nhiều thứ. Đó chính là những cách quan tâm con tốt nhất mà cha mẹ có thể làm.


Pham Bao Nguyen: