Phong tục ngày Tết của người dân Việt Nam

Những Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Việt Nam

Từ xa xưa, ngày Tết Nguyên Đán là một dịp đoàn viên để đón một năm mới bình an. Vậy bạn đã biết những phong tục ngày Tết truyền thống của người Việt chưa? Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!

Cúng ông Công, ông Táo

Đây là một trong những phong tục hầu như mọi gia đình đều thực hiện trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Trong truyền thống của người Việt ông Công, ông Táo là hai vị thần cai quản trong gia đình. Đây còn là vị thần giúp ngăn những tà khí xấu xa xâm nhập từ bên ngoài. Vì thế, việc thờ cúng ông Công ông Táo là mong sự bình yên, ấm no, đủ đầy cho năm mới. 

Bên cạnh đó, nhiều người còn quan niệm rằng đây là vị thần cai quản việc bếp núc cho gia đình luôn no đủ.

Cúng ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo về trời cầu cho một năm bình an

Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch các gia đình thường làm mâm cơm cúng để tạ ơn hai vị. Đặc biệt, mâm cúng không thể thiếu cá chép đựng trong chậu nước. Đây là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời, bẩm báo tình hình với Ngọc Hoàng. Khi cúng xong, người ta sẽ đem cá chép đi phóng sinh ra sông, suối.

Cá chép còn mang ý nghĩa “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” biểu trưng cho tinh thần thép, kiên trì, bền bỉ để có được thành công.

Gói bánh chưng

Ông bà ta có câu:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đã là ngày Tết Nguyên Đán thì không thể thiếu những vật dụng trên, đặc biệt là bánh chưng. Tết miền Nam các gia đình thường gói bánh tét còn Tết Bắc lại có bánh chưng là món ăn linh hồn trong dịp bước sang năm mới.

Gói bánh chưng
Bánh chưng thơm ngon là món ăn linh hồn của ngày Tết

Gói bánh chưng, bánh tét là phong tục ngày Tết và cũng là một dịp để gia đình quây quần bên nhau. Nồi bánh rực lửa hồng, mọi người ngồi xung quanh nồi bánh trong thời tiết lạnh lẽo. Đây có lẽ là hình ảnh hạnh phúc mà mỗi người chúng ta đều mong chờ. 

Đây còn là món quà biếu Tết rất ý nghĩa đến ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình. 

Xem thêm: Cách Gói Bánh Chưng Ngày Tết Ngon Đúng Chuẩn Truyền Thống

Sắm sửa đồ Tết

Mua đồ dùng mới, mua quần áo mới, mua thực phẩm đều là những phong tục tập quán của người Việt trong ngày Tết. Những ngày này phiền chợ thường nhộn nhịp, tấp nập, người người nhà nhà mua sắm vật dụng cho năm mới.

Những gì cũ kỹ, hư hỏng sẽ được sắm sửa để trang hoàng cho không gian. Chuẩn bị sẵn sàng để đón năm mới nhiều tài lộc.

Sắm sửa đồ dùng trong nhà
Sắm sửa đồ dùng trong nhà để chuẩn bị đón năm mới an khang

Chơi hoa dịp Tết

Tết cũng là dịp lập xuân không khí dễ chịu, những mầm non mới, những cánh hoa rực thắm chào đón sắc xuân. Vì thế, đã là Tết thì không thể thiếu đi những chậu hoa tươi trong nhà. Hoa nở càng đẹp, càng rực rỡ thì ngày ngày Tết càng trọn vẹn may mắn.

Mua hoa ngày Tết
Hoa trưng trong nhà luôn tươi thắm mang đến nhiều may mắn

Ở miền Bắc, cây hoa đào với sắc hồng nhẹ nhàng sẽ được trưng trong dịp Tết. Bên cạnh đó còn có chậu quất thật sai quả. 

Miền Trung và miền Nam thì hoa mai vàng là biểu tượng của ngày Tết. Mai vàng mang ý nghĩa có sự thăng tiến trong năm mới. Mỗi miền sẽ có những điểm đặc biệt riêng. Nhưng loài hoa nào cũng đặc biệt đem đến may mắn, an khang, thịnh vượng cho gia đình.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả sẽ được đặt trên bàn thờ tổ tiên với 5 loại trái cây. Tùy theo vùng miền sẽ chọn những loại quả khác nhau để cúng. Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính với đất trời, hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Đồng thời, là cầu cho năm mới bình an, sung túc.

Trưng bày mâm ngủ quả
Phong tục ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả

Xem thêm: Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2023: Ý Nghĩa, Cách Bày Đúng Và Đẹp

Dọn dẹp nhà cửa

Đây là một truyền thống của mọi gia đình trong dịp Tết cổ truyền. Không chỉ dọn dẹp để nhà cửa sáng bóng đón chào mới mà còn dọn dẹp để đánh bay những vận khí xấu của năm cũ. Những xui xẻo cũng được phủi bay để sẵn sàng đón tài lộc năm mới. 

Dọn dẹp nhà cửa
Xua tan những xui xẻo của năm cũ và nhà cửa sạch sẽ đón năm mới

Bạn quá bận rộn và không có thời gian dọn dẹp nhà cửa cho năm mới? Còn chần chờ gì mà không mở máy đặt lịch dịch vụ tổng vệ sinh của bTaskee ngay. Với giá cả hợp lý và mọi ngóc ngách đều được dọn dẹp sạch sẽ.

Tải app bTaskee ngay để chuyện dọn nhà đón Tết không còn là nỗi lo.

Tảo mộ, thăm mộ tổ tiên

Đây là việc thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên dù đã qua đời. Truyền thống dân tộc dạy mỗi chúng ta uống nước phải nhớ nguồn, phải tôn kính tổ tiên. Phong tục ngày Tết của người Việt Nam trước khi bước sang năm mới sẽ lên dọn dẹp sạch sẽ phần mộ của ông bà. 

Thăm mộ tổ tiên
Nhớ về ông bà, tổ tiên trong dịp Tết sum họp gia đình

Cúng Tất niên

Thông thường vào chiều 30 Tết, gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm để cúng tổ tiên. Sau đó, gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau dùng cơm, tâm sự những chuyện của năm cũ. Bên cạnh đó, là cùng nhau chuẩn bị chào đón những điều mới mẻ trong năm mới. Đây là khoảnh khắc giúp mọi thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.

Cúng tất niên
Cúng tất niên cầu những điều thuận lợi cho năm mới

Cùng đón giao thừa

Khoảnh khắc cùng ngồi bên nhau chờ đợi kim đồng hồ điểm 12 giờ. Sau đó, cùng nhau nâng ly chúc mừng năm mới thì thật là hạnh phúc phải không nào? Hơn nữa, đây còn là thời gian chuyển giao từ cũ qua năm mới, là khoảnh khắc thiêng liêng. Người ta thường nói đây là khi đất trời giao hòa, cùng bỏ qua hết những điều đã cũ. Chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp hơn. Nhiều gia đình còn thực hiện cúng giao thừa ngoài trời để cảm nhận trọn vẹn hơn.

Đón giao thừa cùng gia đình
Đón giao thừa cùng nhau là khoảnh khắc rất thiêng liêng 

Đốt pháo hoa

Đây có lẽ là phong tục mà rất nhiều người thương nhớ. Khi mỗi dịp Tết của ông bà ta ngày xưa mỗi nhà, mỗi làng quê đều đốt pháo. Tiếng pháo nổ báo hiệu một năm mới đã đến. Khi đốt 3 quả pháo nghĩa là “Liên trung tam nguyên”, cầu cho gia đình đạt được tam nguyên. Đốt 4 quả pháo là “Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ” ý nói đến những điều may mắn, thịnh vượng và tuổi thọ trong gia đình. 

Trước đây, loại pháo  thường được sử dụng là chuỗi pháo trăm quả, sau khi đốt xong xác pháo sẽ phủ đầy sân. Đốt pháo hoa còn mang ý nghĩa xua đuổi những thế lực tà ác, đem lại may mắn cho gia chủ.

Đốt pháo
Pháo nổ tung vang cho năm mới nhiều vận may, xua đuổi tà khí

Hái lộc

Hái lộc là phong tục tập quán được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết. Với mong muốn rước tài lộc, cầu may mắn cho tất cả mọi người nhân dịp năm mới.

Hái lộc đầu năm
Phúc lộc tràn đầy cho mọi người trong năm mới

Xông đất

Xông đất là người đầu tiên đến chúc Tết gia đình sau giờ phút giao thừa. Theo phong tục của người xưa để lại, xông đất là rất cần thiết. Người ta quan niệm rằng, người hợp tuổi xông đất gia đình thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn, suôn sẻ hơn. Ngày nay, nhiều gia đình hay đi xem bói và tìm người hợp tuổi để nhờ xông đất.

Xông đất đầu năm
Xông đất và chúc tết gia đình, hàng xóm những lời chúc tốt đẹp nhất

Chúc tết và mừng tuổi

Những câu chúc an lành, những bao lì xì mừng tuổi luôn là một nét đẹp của ngày Tết. Vào mùng 1 Tết gia đình thường đi chúc Tết nội ngoại và nhận những bao lì xì nhỏ. Chúc cho nhau những điều tốt đẹp trong sức khỏe, công việc, học hành. Cùng trao nhau những phúc lộc qua bao lì xì mừng tuổi. Đây là một nét văn hóa mà chúng ta vẫn duy trì đến ngày nay.

Gia đình quây quần vui vẻ bên nhau trong dịp Tết
Gia đình quây quần vui vẻ bên nhau trong dịp Tết

Đi lễ Chùa đầu năm

Ngoài ra, phong tục ngày Tết của người Việt còn có nét đẹp tâm linh. Mỗi dịp đầu năm các gia đình thường hay đi Chùa để dâng những lời nguyện cầu. Cầu cho gia đình, tổ tiên, cho công việc, cuộc sống. Hay nhiều người đi lễ Chùa chỉ với mong muốn cho tâm được thanh tịnh hơn.

Đi lễ chùa
Đi lễ Chùa cầu một năm vạn sự như ý và tìm sự thanh tịnh trong tâm hồn

Xuất hành

Trong dịp Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 tháng Giêng trước khi xuất hành đến đâu đó rất việc rất quan trọng. Người ta thường chọn hướng, chọn giờ thậm chí là phương tiện phù hợp để ra khỏi nhà. Những việc kiêng kỵ này đều thể hiện mong muốn một năm mới thuận lợi hơn, cả năm nhiều điều tốt lành hơn.

Xuất hành đầu năm mới
Xuất hành đầu năm mới cần chọn lựa kỹ lưỡng để mang lại may mắn

Xin chữ, khai bút đầu xuân

Đây cũng là một phong tục ngày Tết với mong muốn một năm học tấn tới, sự nghiệp thăng tiến hơn. Bên cạnh đó, xin chữ đầu xuân còn thể hiện tinh thần hiếu học, tôn trọng từng câu chữ. 

Không khó để bắt gặp hình ảnh thầy đồ đang viết những nét chữ uyển chuyển của mình cho mọi người. 

Xin chữ thầy Đồ
Tinh thần hiếu học, tôn trọng từng nét chữ của thầy Đồ

Ngày Tết Nguyên Đán là một dịp để mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau. Những phong tục ngày Tết cũng xoay quanh gia đình và những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới. 

Xem thêm bài viết: 

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie