Bệnh quai bị kiêng gì? Quai bị sưng ở đâu, chăm sóc thế nào để mau lành bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bạn cần tham khảo cách chăm sóc, chế độ ăn uống lành mạnh.
Tổng quan về bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, xảy ra trên toàn thế giới. Virus này lây lan khi tiếp xúc với các giọt nước bọt đường hô hấp (miệng và mũi) của người bệnh.
Quai bị ở trẻ em là phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 14 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi thường hiếm khi mắc bệnh quai bị do trẻ vẫn nhận được kháng thể từ mẹ. Ngoài ra, nhóm người trẻ tuổi cũng có nguy cơ dễ nhiễm bệnh cao với tỷ lệ mắc bệnh từ nam giới cao hơn nữ giới.
Thông thường dấu hiệu quai bị ở người lớn và dấu hiệu quai bị ở trẻ em không khác nhau. Chúng thường bao gồm các triệu chứng phổ biến như: sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, đau nhức và mệt mỏi toàn thân.
Tại Việt Nam, người mắc quai bị hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100.000 dân, tập trung nhiều ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Bắc.
Tính đến nay số người mắc căn bệnh này cũng không giảm đi hằng năm do việc tiêm vắc xin phòng quai bị vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Tỷ lệ chết do quai bị ở mức thấp, chưa đến 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não – màng não, hoặc viêm nhiều tuyến.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Nếu mắc bệnh quai bị, bạn cần được thăm khám bác sĩ thường xuyên, có chế độ chăm sóc bản thân phù hợp và nắm được những thông tin quai bị kiêng gì, ăn những món nào tốt cho sức khỏe để mau chóng lành bệnh.
Mắc bệnh quai bị nên kiêng gì?
Thời gian từ khi bị nhiễm virus và bệnh kéo dài từ 12 – 24 ngày. Khi đến giai đoạn bùng triệu chứng cơ thể bạn sẽ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc nghỉ ngơi, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bệnh quai bị kiêng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Kiêng gió và nước lạnh
Khi mắc bệnh quai bị, sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể cũng yếu đi. Mọi loại virus, vi khuẩn trong môi trường có thể xâm nhập vào cơ thể bạn trong giai đoạn này. Vì vậy, việc để cơ thể tiếp xúc với nước, gió sẽ khiến sức đề kháng cơ thể ngày càng suy yếu.
Khi đó, quai bị chưa qua mà cảm cúm đã kéo về. Như vậy, việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, quai bị là truyền nhiễm, việc ra gió sẽ khiến virus phát tán nhanh hơn. Đó là lý do tại sao người bị quai bị cần kiêng nước và gió.
Đồ chua, cay
Một trong những loại thực phẩm mà người bị bệnh quai bị cần kiêng đó là đồ ăn chua, cay. Nếu bạn sử dụng quá nhiều đồ cay, nóng trong giai đoạn này sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng và thời gian điều trị kéo dài.
Sỡ dĩ các thực phẩm: tiêu, ớt, hải sản… không tốt cho người bệnh quai bị vì chúng sẽ khiến bụng khó tiêu hóa, cơ thể sẽ ít hấp thụ được chất dinh dưỡng, khiến cơ thể bị nóng trong và người càng thêm mệt mỏi.
Đồ nếp
Nếu bạn không muốn quai hàm sưng to hơn, đau nhức hơn, bạn tuyệt đối không nên ăn các món ăn làm từ nếp.
Nguyên nhân bởi những loại thực phẩm từ nếp như: xôi, bánh chưng, bánh trôi,… sẽ khiến quai hàm bạn hoạt động nhiều hơn, làm tăng tiết nước bọt khiến cho quai hàm sưng to hơn.
Thịt gà
Món ăn cuối cùng trong danh sách “Quai bị kiêng gì?” chính là thịt gà. Đây là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nhưng đối với bệnh nhân quai bị, bạn nên kiêng. Thịt gà cứng, dai khiến hàm phải hoạt động nhiều dễ gây đau đớn và trong một số trường hợp, thịt gà có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này sẽ làm cơ thể càng mệt mỏi và uể oải hơn.
Những điều không nên bỏ qua để mau khỏi bệnh quai bị
Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị nên người mắc quai bị cần có chế độ ăn uống phù hợp để người bệnh dễ dàng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
Ưu tiên thức ăn ở dạng lỏng
Bệnh nhân mắc quai bị thường có biểu hiện sốt cao, sưng hàm, cơ thể đau nhức, mệt mỏi,… nên dễ cảm thấy chán ăn. Vì vậy, bạn nên ưu tiên chuẩn bị những món ăn dạng lỏng nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một số món ăn bạn có thể cân nhắc sử dụng: canh trứng, ngó sen, gạo tẻ,…
Trong thời gian mắc bệnh, hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ khá nhạy cảm nên cần được điều chỉnh liều lượng cũng như số bữa ăn sao cho phù hợp. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ.
Nên ăn bổ sung những món ăn từ rau xanh
Trong rau xanh chứa nhiều dưỡng chất như: Vitamin, chất xơ, khoáng chất,…rất tốt cho hệ tiêu hóa. Như đã nói ở trên trong thời gian phát bệnh quai bị, hệ tiêu hóa người bệnh rất nhạy cảm, vitamin A trong rau xanh giúp tăng cường thể chất và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng.
Bạn có thể chế biến các món ăn từ khổ qua để tăng cường sức đề kháng mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.
Nên ăn những món ăn được chế biến từ đậu
Tác dụng của đậu nành nói riêng và các loại đậu nói chung bao gồm: ngăn ngừa ung thư vú, tăng sức đề kháng, tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm béo,… Vì vậy, những món ăn từ đậu có hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin B1… khá cáo giúp tăng trưởng sức đề kháng. Vì lẽ đó, ăn các món chế biến từ đậu sẽ giúp người bệnh nhanh lành bệnh.
Bạn có thể hầm nhừ đậu xanh, đậu tương với số lượng ngang nhau để ăn mỗi ngày. Ăn liên tục trong 3 đến 5 ngày, bệnh sẽ có nhanh chóng thuyên giảm.
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng bạn không nên chủ quan vì bệnh có thể để lại biến chứng cực kì nguy hiểm nếu không được phát hiện và hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời. Thế nên, khi mắc bệnh bạn cần tìm hiểu quai bị kiêng gì, quai bị sưng ở đâu, dấu hiệu quai bị ở người lớn, dấu hiệu quai bị ở trẻ em, nên làm gì để điều trị dứt điểm. Như vậy bạn sẽ hạn chế được nguy cơ biến chứng và lây lan cho người khác.