Nguyên tắc “vàng” cha mẹ phải nhớ khi cho con bú bình

cho con bú bình

Cho con bú bình tưởng chừng là một việc làm rất đơn giản nhưng thực sự nó đòi hỏi cả kĩ năng, cả sự hiểu biết, cả sự kiên nhẫn và khéo léo của bất cứ người mẹ nào. Và dù đang nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cũng nên chuẩn bị những kiến thức về việc cho bé bú bình vì chắc chắn sẽ đến lúc mẹ cần cho con ăn bằng cách này đấy. Nào hãy cùng bTaskee tham khảo qua về những nguyên tắc “vàng” khi cho bé bú bình thông qua kiến thức chia sẻ dưới đây nhé!

1. Cách chọn bình sữa

Sử dụng bình sữa có góc cạnh hoặc nghiêng giúp giữ sữa luôn ở trên cùng của chai, nơi có núm vú ngay cả khi miệng bé di chuyển xung quanh bình sữa. Điều này giúp bé ngậm hết núm vú ở tất cả các lần bú sữa. Để tránh xuất hiện các bong bóng khí, bạn hãy thử sử dụng bình sữa có van một chiều hoặc chai có ống hút như lỗ thông hơi. Bình sữa có van một chiều được thiết kế đặc biệt để không khí không lọt vào được. Van này cho phép chỉ đủ lượng không khí vào chai để em bé có thể bú một cách dễ dàng mà không làm xuất hiện nhiều bong bóng khí.

Hiện giờ có rất nhiều loại bình sữa giúp bé dễ bú hơn (Ảnh: kienthucphothong.info)

2. Vệ sinh bình sữa

Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm ty phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Mẹ có thể khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi dùng khăn sạch làm khô chúng. Sau đó, mẹ chỉ cần rửa trong nước nóng với xà bông và một bàn chải chuyên dụng là đủ.

Vệ sinh bình sữa kỹ càng là điều rất quan trọng (Ảnh: dinhduong.com)

3. Pha sữa đúng cách

Trộn sữa hoặc sữa bột vào 1 cái bát hay cái cốc riêng. Khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí. Tránh rót sữa quá cao so với bình sữa. Thay vào đó, mẹ nên đặt bát hoặc cốc càng gần mép chai càng tốt và từ từ đổ sữa vào chai. Tránh lắc chai, chỉ nên khuấy sữa. Để bình sữa một lúc trước khi cho bé bú. Mẹ nên pha sữa trước 5-10 phút thời gian cho con bú sữa. Dùng bình sữa có dung tích đủ cho một lần sử dụng. Mẹ nên để bình sữa đúng lúc pha và đổ sửa đầy bình để hạn chế các bong bóng khí.

4. Cho con bú đúng tư thế

Hãy đảm bảo tư thế ngồi của mẹ thật thoải mái. Mẹ bế con trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình khi đang nằm vì trẻ có thể bị nuốt vào quá nhiều hơi hoặc bị sặc sữa. Giữ đầu con để con có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác mở miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm con khi con chưa sẵn sàng.

Tư thế đúng giúp bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn (Ảnh: megatest.vn)

5. Làm ấm sữa

Có nhiều cách để mẹ làm ấm bình sữa như: để bình sữa trong 1 tô nước nóng, đặt dưới vòi nước ấm, hoặc sử dụng bình giữ nhiệt. Đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm ấm sữa. Bình sữa nhựa đặt trong lò sẽ rất dễ biến dạng khi nhiệt độ quá cao. Mặt khác, sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng trong sữa. Sau đó, kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách thử chạm bình lên phần da bên trong cánh tay bạn trước khi cho bé ăn hoặc nhỏ vài giọt sữa trong bình lên mu bàn tay.

6. Chọn nơi yên tĩnh để cho con bú bình

Để con hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho con bú bình là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là mẹ không được cho con bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, mẹ nên tắt TV và không trả lời điện thoại.

7. Vuốt lưng cho trẻ hết trớ

Nếu bé bị trớ sữa, đó không phải là do con dị ứng với sữa mà vì bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cho con uống một chút nước, nó sẽ khiến cho không khí bị đẩy ra ngoài và cũng tránh cho bé bị đầy hơi. Ngoài ra, mẹ có thể vuốt lưng để giúp con hết trớ. Cách vuốt lưng: bế bé nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới.

Hãy vuốt lưng bé nếu bé bị trớ sữa (Ảnh: bbmundo.com)

Với những nguyên tắc “vàng” cho con bú bình bTaskee chia sẻ trên, hi vọng các mẹ sẽ biết thêm được nhiều mẹo hay để việc nuôi con diễn ra một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. Chúc mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan và đừng quên đồng hành và ủng hộ nhiều hơn nữa cho bTaskee nhé!

Bài đọc thêm

Tiết lộ 10 sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi chăm sóc trẻ em dưới 1 tuổi

Những sai lầm phổ biến nhất của cha mẹ Việt khi giáo dục trẻ em

Pham Chi: