Cây Nêu Ngày Tết Là Cây Gì? Sự Tích, Ý Nghĩa Của Cây Nêu Là Gì?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cây Nêu Ngày Tết: Sự Tích, Ý Nghĩa Và Cách Dựng Cây Nêu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cây nêu ngày Tết là biểu trưng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Cổ Truyền ở nhiều khu vực nước ta, nhất là tỉnh Quảng Bình. Cây nêu tượng trưng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữ thiên thần và ác quỷ, bảo vệ sự bình yên cho con người. Cùng bTaskee khám phá chi tiết ngay!

Cây nêu ngày Tết là cây gì?

Cây nêu là một loại cây truyền thống được sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Cây thường được làm từ các loại cây thuộc họ tre như tre, bương, lồ ô… Cây có thể dài từ 5 đến 7 mét và được trang trí đẹp mắt với các lá cờ, đèn lồng, hoa và các đồ trang trí mang ý nghĩa tâm linh khác.

Cây nêu thường được đặt tại các sân trường, ngôi đền, hay trước cổng nhà (hoặc sân nhà) để xua đuổi tà khí và mang lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cây nêu ngày Tết còn là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người.

Cây nêu ngày Tết là cây gì?
Cây nêu ngày Tết là cây gì?

Sự tích về cây nêu ngày Tết

Chuyện kể rằng ngày xưa, vùng lãnh thổ của loài người bị Quỷ chiếm lấy. Người phải làm thuê trên phần đất của Quỷ. Sau mỗi vụ mùa, bao nhiêu hoa màu thu hoạch đều phải nộp phần lớn cho Quỷ.

Quỷ “được nước lấn tới”, ra điều kiện rằng mình có quyền “ăn ngọn cho gốc”. Quá khổ sở nên con người đi tìm Đức Phật để cầu cứu. Phật bảo con người đừng trồng lúa nữa mà hãy đổi sang khoai để trồng. Vì trồng khoai, con người ăn được “gốc” là củ, còn phần “ngọn” thì mang đi cống nạp cho Quỷ. 

Nhận về những “ngọn” là “ngọn”, Quỷ tức giận đổi lại yêu cầu “ăn gốc cho chọn”. Phật bảo loài người chuyển sang trồng lúa. Quỷ tức giận nên đòi ăn “cả gốc lẫn ngọn”. Lúc này, Phật trao cho con người hạt giống trồng bắp để họ nhận được quả bắp; “cả gốc lẫn ngọn” phần Quỷ. 

Một lần nữa bọn Quỷ tức giận, định trả thù, nhưng Phật lại bảo người dựng cây nêu trước nhà, treo nhiều vật dụng để xua đuổi Quỷ. Từ đó, cây nêu trở thành biểu tượng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người.

Từ đó, hằng năm, cứ vào dịp Tết, để Quỷ không bén mảng tới nơi ở của mình; nhiều người đã dựng nên cây nêu. Trên cây nêu có buộc nhiều thứ như ống sáo, chuông gió, những thanh kim loại,…

Để khi có gió thổi đến; những vật treo trên ngọn cây cao va chạm vào nhau và tạo ra tiếng leng keng. Âm thanh này ám hiệu cho Quỷ biết rằng nơi đây có con người cư ngụ; Quỷ không được đến quấy nhiễu.

Cây nêu ngày Tết có một sự tích rất ly kỳ.
Cây nêu ngày Tết có một sự tích rất ly kỳ.

Cây nêu ngày Tết có ý nghĩa gì?

Cây nêu ngày Tết có nhiều ý nghĩa trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam, như:

  • Trừ tà ma quỷ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người: Theo sự tích, cây nêu là biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ, nhằm ngăn chặn quỷ. Trên ngọn cây nêu có treo nhiều đồ vật có tính biểu tượng, như khánh đất, cung tên, lá dứa, cành đa… để xua đuổi chúng.
  • Thờ phụng thần linh, tổ tiên, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng: Cây nêu ngày Tết cũng là cầu nối giữa vũ trụ với đất trời, giữa người sống với người đã mất. Trên ngọn cây nêu có treo đèn lồng, túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, vàng mã… để dẫn lối cho tổ tiên về.
  • Tống cựu, nghinh tân, trừ những điều xấu xa của năm cũ: Cây nêu biểu thị cho sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái cũ và cái mới.
Cây nêu có ý nghĩa bảo vệ cuộc sống của con người và đem tới những điều may mắn trong năm mới.
Cây nêu có ý nghĩa bảo vệ cuộc sống của con người và đem tới những điều may mắn trong năm mới.

Cây nêu được dựng và hạ khi nào?

Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, tức là ngày ông Táo về trời, và được hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng, tức là ngày khai hạ. Cây nêu có ý nghĩa trừ tà ma quỷ, thờ phụng thần linh, tổ tiên, và tống cựu nghinh tân.

Tuy nhiên, ở một số dân tộc khác như người Mường thường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Còn người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày mùng 7 Tết.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày mùng 7 Tết.

Cách dựng cây nêu ngày Tết

Cách dựng cây nêu ngày Tết có thể khác nhau tùy theo phong tục và vùng miền, nhưng có một số bước chung như sau:

  • Chọn một cây tre già, to, thẳng, không cụt ngọn, có độ dài khoảng 5-6 mét, nhặt sạch lá và cành, giữ lại một chùm lá tươi ở đầu ngọn.
  • Đào một lỗ sâu khoảng 1 mét, đặt cây tre vào, đổ đất vào lỗ và dùng cọc tre hoặc cọc sắt để giữ vững chân cây.
  • Treo các vật dụng trên ngọn cây nêu như ống sáo, chuông gió, niêu đất chứa vôi, cung tên, lá dứa, cành đa, đèn lồng, câu đối… để xua đuổi quỷ dữ và dẫn lối cho thần linh và tổ tiên.
  • Rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng ở gốc cây nêu.
Cách dựng cây nêu cũng khá phức tạp, đòi hỏi sự chung sức của nhiều người.
Cách dựng cây nêu cũng khá phức tạp, đòi hỏi sự chung sức của nhiều người.

Nếu bạn phải bận rộn với việc dựng cây nêu mà không có thời gian dọn nhà đón Tết, thì hãy để dịch vụ giúp việc nhà bTaskee thay bạn. Mọi ngóc ngách trong nhà sẽ được dọn dẹp gọn gàng và lau chùi sạch sẽ theo yêu cầu của gia chủ! Chỉ với 30s đặt lịch là sẽ có các chị Ong liên hệ với bạn!

Tải app bTaskee để trải nghiệm ngay!

Trên cây nêu cần treo những gì?

Trên cây nêu ngày Tết người ta thường treo nhiều đồ vật có ý nghĩa tâm linh và văn hóa, tùy theo từng địa phương, phong tục, dân tộc. Một số đồ vật thường được treo trên cây nêu là:

  • Khánh đất: Là những chiếc chuông nhỏ bằng đất nung, có tiếng kêu khi gió rung, để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh.
  • Cung tên: Là những hình cung tên bằng tre, hướng mũi nhọn về phía Đông, để đe dọa Quỷ.
  • Lá dứa, cành đa: Là những lá dứa hoặc cành đa mỏ hái, có gai sắc, để cho Quỷ sợ.
  • Đèn lồng: Là những chiếc đèn lồng bằng giấy hoặc vải, có màu đỏ, để tạo điểm nhấn và dẫn lối cho thần linh và tổ tiên.
  • Vàng mã, bùa chú, ống sáo, niêu đất, giỏ tre, cá chép…: Là những vật dụng khác có ý nghĩa tín ngưỡng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Trên cây nêu ngày Tết thường được treo những vật dụng mang ý nghĩa tâm linh để xua đuổi tà quỷ.
Trên cây nêu ngày Tết thường được treo những vật dụng mang ý nghĩa tâm linh để xua đuổi tà quỷ.

>> Xem thêm: Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt

Cây nêu ngày Tết ngày nay khác gì với cây nêu xưa?

Cây nêu ngày Tết ngày nay có một số điểm khác biệt so với cây nêu xưa, như:

  • Cây nêu ngày nay không nhất thiết phải là cây tre, mà có thể là cây trúc, luồng, bương, nứa, hoặc những cây phù hợp.
  • Cây nêu ngày nay có nhiều vật dụng trang trí hơn, như câu đối Tết, đồng tiền đỏ, bùa chú… để xua đuổi ma quỷ và cầu mong may mắn.
  • Cây nêu ngày nay không còn được dựng ở tất cả các gia đình, mà chỉ ở một số nơi có phong tục truyền thống, như các làng quê, các đền chùa và các khu du lịch.
Cây nêu xưa và nay có sự khác biệt khá lớn nhưng ý nghĩa vẫn như nhau.
Cây nêu xưa và nay có sự khác biệt khá lớn nhưng ý nghĩa vẫn như nhau.

Mua cây nêu ở đâu?

Mọi người có thể dễ dàng tìm mua cây nêu ở những địa điểm còn giữ phong tục dựng cây nêu như ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm ở các xã ven biển như Đức Trạch, Thanh Khê, Nhân Trạch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua cây nêu ở những cửa hàng cây cảnh, cây xanh gần nhà. Bên cạnh đó, nếu trong khu vực (nhất là vùng quê) nếu có ai trồng tre, trúc…thì có thể đến hỏi mua trực tiếp.

Tóm lại, những thông tin xoay quanh cây nêu ngày Tết như nguồn gốc, sự tích, ý nghĩa và cách dựng cây nêu đã được bTaskee chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi bTaskee để kín múc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Chúc mọi người một năm mới an khang, thịnh vượng và gặp nhiều may mắn!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services