Cách Vệ Sinh Cục Nóng Máy Lạnh Nhanh Chóng Ngay Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
vệ sinh cục nóng máy lạnh
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Có ý kiến cho rằng việc vệ sinh máy lạnh thì chỉ nên vệ sinh cục lạnh, không cần vệ sinh cục nóng. Đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Để biết lí do vì sao và cách vệ sinh cục nóng như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của bTaskee nhé!

Cục nóng máy lạnh là gì?

Cấu tạo của máy lạnh bao gồm hai bộ phận chính gọi là cục nóng và cục lạnh. Trong đó, cục lạnh được lắp đặt bên trong nhà có nhiệm vụ làm mát phòng.

Còn cục nóng được đặt ở bên ngoài với chức năng xả nhiệt, đóng vai trò chuyển hóa khí từ nhiệt độ cao xuống nhiệt độ thấp và đưa chúng đến dàn lạnh.

Vì sao phải vệ sinh cục nóng máy lạnh?

Theo đó, cục nóng và cục lạnh đều quan trọng như nhau. Chính vì vậy, bạn cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh cục nóng thì mới đảm bảo máy vận hành được lâu dài.

Việc bám bụi bên trong cục nóng lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng ẩm mốc, gây cản trở hiệu suất làm việc của máy. Do đó, nếu không vệ sinh cục nóng bạn sẽ thấy máy lạnh lâu làm lạnh hơn bình thường.

Lâu dần điều này sẽ kéo theo rất nhiều tác hại không chỉ cho máy mà còn chính sức khỏe của bản thân. 

Theo Y học, việc ở trong môi trường máy lạnh quá lâu rất có nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp, xương khớp và hội chứng suy nhược thần kinh.

Cộng với bụi bẩn từ việc không vệ sinh máy lạnh sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Mặt khác, bụi bẩn trong không khí sẽ gây dị ứng và dễ biến chứng qua hen suyễn.

cục nóng điều hòa
Cục nóng là bộ phận giúp xả nhiệt ra bên ngoài môi trường nên bị bám bẩn dày đặc (Hình ảnh: Manspringsorganics)

Bao lâu thì nên vệ sinh cục nóng máy lạnh một lần?

Để trả lời câu hỏi bao lâu vệ sinh máy lạnh một lần, ta phải dựa vào những yếu tố khác nhau. Cụ thể như về điều kiện môi trường (khí hậu, độ ẩm) và tần suất sử dụng trong năm để đưa ra số lần vệ sinh phù hợp.

Ví dụ, những máy lạnh được gắn ở các văn phòng công ty có tần suất sử dụng dày đặc hơn các máy được gắn ở nhà. Do đó, chúng ta cần vệ sinh cục nóng máy lạnh thường xuyên hơn đối với các loại máy ở văn phòng công ty, xí nghiệp.

Thông thường, cứ mỗi 3 – 4 tháng chúng ta sẽ nên vệ sinh máy lạnh một lần. Đó là khoảng thời gian đủ lâu để bụi tích tụ bên trong dàn máy. Do đó bạn cần xác định trước tần suất sử dụng máy. Từ đó mới có thể xác định đúng thời gian bạn nên vệ sinh cục nóng máy lạnh.

Nếu máy lạnh nhà bạn được sử dụng thường xuyên, thì tần suất vệ sinh sẽ là 2 tháng một lần để máy có thể vận hành trơn tru hơn.

Cần chuẩn bị gì trước khi vệ sinh cục nóng?

Kiểm tra cục nóng máy lạnh

  • Trước khi tiến hành vệ sinh cục nóng máy lạnh tại nhà, bạn cần kiểm tra cục nóng có gặp trục trặc gì không? Vì nếu trong cục nóng có xảy ra hiện tượng chập mạch thì việc vệ sinh cục nóng có thể gây hỏng cả dàn máy. 
  • Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy lạnh từ cánh quạt đảo gió cho đến khả năng làm lạnh của máy. Nếu chúng xuất hiện những hiện tượng như máy lạnh không mở cánh gió, tức là máy gặp trục trặc.
  • Cho nên, bạn cần tìm đến những chuyên viên kỹ thuật để bảo trì máy trước khi vệ sinh. Điều đó tránh gây ra tình trạng hỏng hóc cho một số bộ phận.

Chuẩn bị dụng cụ

Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, nếu không có vấn đề thì bước tiếp là vệ sinh cục nóng. Trước tiên bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau: 

  • 1 chậu nước sạch.
  • 1 máy bơm tăng áp (nếu có) hoặc vòi nước nếu cục nóng ở gần.
  • 2 cái khăn sạch.

Hướng dẫn vệ sinh cục nóng máy lạnh tại nhà

Bước 1: Ngắt nguồn điện máy lạnh

Ngắt nguồn điện là bước đầu tiên khi thực hiện vệ sinh cục nóng máy lạnh tại nhà. Vì rất có thể bạn sẽ gặp những sự cố nguy hiểm trong khi vệ sinh cục nóng.

ngắt điện trước khi vệ sinh máy lạnh
Đảm bảo bạn đã ngắt nguồn điện để đẩm bảo an toàn cho máy và bản thân bạn (Hình ảnh: Naurok)

Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt điện được 5 phút trước khi vệ sinh. 5 phút đó để đảm bảo máy không còn điện nữa và không có khả năng gây chập mạch, hỏng hóc nguy hiểm cho bạn.

Bước 2: Dọn dẹp các vật cản xung quanh cục nóng

  • Do cục nóng được đặt ở bên ngoài nên quá trình xả khí thường bị cản trở do vật cản. Do đó, để máy được hoạt động tốt, bạn cần dọn dẹp hết các vật gây cản trở máy.
  • Phạm vi cục nóng cách vật cản ít nhất 60m thì mới không gây vướng cho cục nóng. Điều này giúp cục nóng không bị cản trở trong quá trình xả nhiệt ra bên ngoài.
  • Không những vậy, vật cản có thể gây ướt trở lại sau khi khi bạn đã vệ sinh xong. Cụ thể trong quá trình vệ sinh nước sẽ thấm lên các lá cây gần cục nóng.
  • Nếu bạn không dọn dẹp thì có thể nước từ lá cây sẽ lại chảy vào cục nóng. Như vậy việc vệ sinh cục nóng của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Tệ hơn nữa là có thể gây chập mạch cho cục nóng khi bo mạch bị ướt.
dọn dẹp xung quanh cục nóng
Dọn dẹp các vật cản xung quanh để cục nóng hoạt động tốt hơn (Hình ảnh: Shreeroshanaircon)

Bước 3: Tháo lắp, vệ sinh lớp vỏ bên ngoài cục nóng

  • Tiếp theo đó ta sẽ tiến hành vệ sinh lớp vỏ bên ngoài cục nóng trước. Đầu tiên, bạn cần tháo rời lớp vỏ bảo vệ mặt trước cục nóng ra. Sau đó đó dùng khăn mềm nhẹ nhàng làm sạch lớp vỏ bên ngoài.
  • Để việc vệ sinh cục nóng máy lạnh sạch sẽ hơn, bạn nên sử dụng xà phòng để làm sạch. Tuy nhiên, nên pha loãng dung dịch xà phòng để vệ sinh cho vỏ máy.
  • Điều này giúp bạn không mất thời gian làm sạch vỏ lại bằng nước sạch. Mặt khác, nếu bạn sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm vỏ máy mau bị sét.
  • Nếu xà phòng loãng vẫn làm bạn lo ngại thì dùng nước bình thường cũng có thể làm sạch tốt.
Tháo vỏ bên ngoài cục nóng
Tháo vỏ bên ngoài cục nóng (Hình ảnh: hvactraining101)

Bước 4: Xịt nước làm sạch bụi bẩn

Sau khi đã vệ sinh lớp vỏ bảo vệ bên ngoài, bạn sẽ tiến hành phun nước mặt sau cục nóng để loại bỏ bụi bẩn. Cụ thể là ta sẽ sử dụng áp lực nước của vòi để vệ sinh.

Cách này sẽ khiến các bụi bẩn sẽ bị trôi tuột theo dòng nước. Cách thực hiện là dùng vòi nước xịt vào bên trong để ướt trong khoảng 10 – 15 phút. Trong 15 phút đó, bụi bẩn bên trong sẽ được tan ra. Cuối cùng chỉ việc xịt thêm một lần nữa để bụi bẩn theo đó mà trôi ra bên ngoài. 

Rửa cục nóng máy lạnh bằng vòi xịt
Dùng áp lực nước để loại bỏ bụi bẩn mặt sau cục nóng (Hình ảnh: Padiumkm)

Bước 5: Vệ sinh bên trong cục nóng

  • Đây là công đoạn khó khăn nhất trong việc vệ sinh cục nóng máy lạnh. Bởi bên trong dàn nóng có rất nhiều bộ phận khó vệ sinh.
  • Không những vậy, nếu vệ sinh sai cách có thể gây hỏng một số bộ phận. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có chuyên môn thì vẫn có thể thực hiện được tại nhà.
  • Đối với các bộ phận bên trong, ta sẽ có những cách vệ sinh phù hợp. Cụ thể đối với cánh quạt, ta nên dùng khăn mềm hoặc dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên trục và cánh quạt. Cuối cùng là tiến hành bôi trơn cho cánh quạt được hoạt động trơn tru hơn.
  • Tiếp theo, để vệ sinh cuộn dây của cục nóng thì bạn lại cần một chiếc bàn chải cứng. Bàn chải cứng sẽ có công dụng đánh bay lớp bụi bẩn bám ở khu vực này. Tuy nhiên, trong lúc vệ sinh bạn phải thật cẩn thận để không làm hỏng nhé!
Vệ sinh bên trong cục nóng máy lạnh
Từng bộ phận bên trong cục nóng sẽ có cách vệ sinh khác nhau để giữ chúng luôn bền bỉ (Hình ảnh: Kandsac)

Bước 6: Đợi hoặc lau khô cục nóng rồi lắp lại như ban đầu

Sau khi đã vệ sinh xong, bạn cần dùng một chiếc khăn sạch để lau khô lại cục nóng. Sau khi các bộ phận đã ráo nước, ta tiến hành lắp ráp chúng lại như ban đầu.

Vì khi khô thì việc lắp ráp của chúng ta sẽ dễ dàng hơn. Không những vậy điều này tránh làm cho máy bị hỏng do nước đọng lại bên trong.

Lau khô tất cả mọi bộ phận và lắp chúng lại như cũ là bạn đã hoàn thành việc vệ sinh cục nóng (Hình ảnh: Kandsac)

Lưu ý nhỏ: Trong lúc vệ sinh, bạn nên trùm kín các bo mạch. Cách này ngăn không cho nước chảy vào bên trong gây hỏng hóc cho máy.

Ngoài ra, việc vệ sinh cục nóng thường xuyên thôi là chưa đủ để giữ cho chiếc máy lạnh của bạn luôn sạch sẽ. Để máy lạnh hoạt động tốt nhất có thể, bạn nên kết hợp vệ sinh cả cục lạnh của máy lạnh.

Tìm hiểu ngay cách vệ sinh cục lạnh qua bài viết cách vệ sinh máy lạnh tại nhà của bTaskee, hoặc đơn giản hơn gọi ngay dịch vụ vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có cần thiết phải vệ sinh cục nóng thường xuyên?

    Nếu cục nóng không được vệ sinh thường xuyên sẽ làm cho máy hoạt động kém, dẫn đến khả năng làm mát của máy lạnh giảm đáng kể. Vì vậy, người dùng nên thường xuyên vệ sinh cục nóng máy lạnh nhằm đem đến hiệu quả hoạt động tốt nhất.

  2. Nếu không vệ sinh cục nóng thường xuyên có làm giảm tuổi thọ của máy không?

    Bộ phận tản nhiệt của dàn nóng, nếu bám nhiều bụi thì sẽ làm cho dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và hoạt động quá tải, dẫn đến máy lạnh tự động ngắt điện khi bạn đang sử dụng. Nếu duy trì tình trạng này lâu dài, máy lạnh sẽ bị giảm tuổi thọ cũng như gây hư hỏng board mạch cùng một số bộ phận khác trong hệ thống dàn lạnh và dàn nóng.

Đến đây là bạn đã học được cách vệ sinh cục nóng máy lạnh nhanh chóng tại nhà rồi. Một khi học được cách để vệ sinh đúng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí vệ sinh máy đấy. Đừng quên sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee nhé!

Xem thêm bài viết chuyên gia máy lạnh

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services