Bí đao là loại quả rất quen thuộc, giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong thực đơn gia đình. Trong đó, nước sâm bí đao là loại thức uống tuyệt vời cho sức khỏe của bạn vào những ngày hè nóng bức. Cùng học cách nấu nước sâm bí đao không bị chua, thơm ngon, giải nhiệt cho cả nhà ngay sau đây nhé!
1. Công dụng của nước sâm bí đao
Nhờ có nhiều công dụng, dễ trồng và khả năng chế biến được đa dạng nhiều món, bí đao được trồng rộng rãi ở nhiều nơi và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những công dụng của bí đao trong phần sau đây.
1.1 Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Bí đao chứa nhiều nước, tính lạnh và ngọt dịu. Chính vì vậy, khi sử dụng nước sâm bí đao sẽ giúp giải thiệt cho cơ thể rất hiệu quả. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu, trong bí đao có chứa lượng ít chất lợi tiểu, chất này rất có lợi cho quá trình thanh lọc cơ thể, thải độc gan, thận.
1.2 Giảm cân
Trong bí đao chứa nhiều chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất, không chứa độc tố, ít năng lượng và hầu như không chứa chất béo, rất phù hợp với những ai muốn giảm cân. Đặc biệt, trong bí đao có chứa hợp chất hyterin – caperic hạn chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Nhờ đó có thể hạn chế tối đa lượng mỡ thừa trong cơ thể, giảm béo hiệu quả.
1.3 Làm đẹp da
Bí đao chứa nhiều vitamin C, B1, B6 – là những dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho da, chống lại các tia UV. Bên cạnh đó, các chất này còn giúp da hấp thu tốt các chất khoáng, kìm hãm sự phát triển của các sắc tố melanin, do đó đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang…Ngoài ra, trong bí đao có nhiều nước và chứa hàm lượng dầu thực vật cao, việc uống sâm bí đao thường xuyên sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp da căng mọng.
1.4 Phòng tránh một số bệnh tim mạch
Chất xơ hòa tan có trong bí đao có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và giữ cho trái tim khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trong bí đao còn chứa một hàm lượng kali và vitamin C cao có tác dụng như một loại thuốc giãn mạch, giúp giảm sự căng thẳng trên mạch máu và động mạch của bạn. Nhờ đó, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, đau tim.
1.5 Giúp cải thiện thị lực
Bí đao có hàm lượng vitamin b2 rất cao, là loại vitamin cực kỳ có lợi cho mắt, giúp giảm nguy cơ rối loạn mắt. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa có trong bí đao còn có khả năng giúp giảm stress oxy hóa ở võng mạc và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Ngăn ngừa sự yếu đi của mắt.
1.6 Hỗ trợ cải thiện nhận thức
Trong bí đao có chứa nhiều chất sắt – là thành phần chính giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Bộ não người cần đến 20% oxy trong máu để thực hiện các chức năng. Khi não được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu thì chức năng nhận thức sẽ được tăng cường cũng như sản sinh các nơ-ron thần kinh mới. Thiếu sắt dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ, thiếu tập trung, tiếp thu kém…Vì vậy, việc sử dụng bí đao sẽ giúp cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất sắt đơn giản và dễ dàng.
Sâm bí đao rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên, cách nấu sâm bí đao thơm ngon, mát lành không phải là việc dễ dàng. Vì nếu nấu không đúng cách, sâm bí đao sẽ rất dễ bị chua. Cùng khám phá cách nấu nước sâm bí đao không bị chua, ngọt mát sau đây nhé!
2. Cách nấu nước sâm bí đao
2.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
STT | Nguyên liệu | Số lượng |
1 | Bí đao | 1 kg |
2 | Đường phèn | 200 gram |
3 | La hán quả | 1 quả |
4 | Thục địa | 10 gram |
5 | Lá dứa | 100 gram |
6 | Mía lau | 500 gram |
7 | Hoa cúc | 10 -15 bông cúc |
8 | Bí đao khô | 1 kg |
2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa bí đao cho sạch bụi và phấn bên ngoài, sau đó gọt bỏ sạch phần ruột (vì đây là nguyên nhân chính khiến nước sâm nấu lên bị chua) rồi cắt khúc khoảng 3cm. Nên chọn những trái bí đao già, có màu xanh đậm và có lớp bụi phấn bên ngoài.
- La hán quả đập dập
- Thục địa rửa sơ cho sạch
- Mía lau gọt sạch vỏ sau đó chẻ thành khúc
Bước 2: Thực hiện
- Xếp mía lau xuống dưới đáy nồi, sau đó cho bí đao đã cắt khúc, la hán quả, bí đao khô, thục địa và 1 muỗng muối vào.
- Đổ khoảng 4 lít nước vào nồi đun sôi với lửa lớn.
- Khi đã sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun sôi ít nhất 2 tiếng cho nguyên liệu ra hết chất.
- Sau đó cho hoa cúc và lá dứa vào nấu thêm 10 phút thì cho đường phèn vào khuấy cho tan rồi tắt bếp.
- Vớt bí đao và các nguyên liệu khác ra, lọc qua rây để nước sâm không bị lợn cợn.
Bảo quản nước sâm trong chai thủy tinh, ở nhiệt độ 16 – 18 độ C từ 2 -3 ngày là tốt nhất. Không nên để quá lâu, nước sâm sẽ mất chất và uống không còn ngon.
Nước sâm bí đao rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn lạm dụng uống nước sâm quá nhiều. Uống nước sâm cũng cần có những lưu ý sau đây.
3. Lưu ý khi uống nước sâm bí đao
Nước sâm bí đao rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, không phải ai uống cũng tốt. Đặc biệt với những người có huyết áp thấp thì không nên uống loại nước này vì sẽ làm tụt huyết áp.
Vì bí đao có tính mát nên những người có cơ địa lạnh không nên sử dụng bí đao quá nhiều. Nếu thích có thể dùng bí đao với lượng ít sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi.
Bí đao khi chưa được nấu chín có tính xà phòng cao, vì vậy, bạn không nên sử dụng bí đao để ăn sống hay say sinh tố. Bí đao khi được nấu chín sẽ mất đi tính chất này. Nhờ đó mà ăn bí đao đã được nấu chín rất có lợi cho sức khỏe.
Chỉ qua các bước vô cùng đơn giản bạn đã có thể nấu cho cả gia đình một nồi nước sâm bí đao ngon lành. Cùng ghi lại công thức cách nấu nước sâm bí đao không bị chua, thanh mát trên đây để triển ngay cho cả nhà nhé!