Tổng Hợp Các Cách Làm Bánh Trung Thu Đầy Đủ Nhất 2023

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách làm bánh trung thu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bánh trung thu mang hương vị truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong mỗi dịp rằm tháng Tám. Để tạo khoảng thời gian quây quần ý nghĩa, cùng bTaskee tìm hiểu cách làm bánh trung thu chuẩn vị tặng cho những người thân yêu nhé!

Bí quyết làm nước đường cho vỏ bánh trung thu nướng

Nước đường là một nguyên liệu quan trọng của phần vỏ bánh, quyết định đến 80% độ mềm, màu sắc cũng như thời gian để bảo quản bánh. Nước đường được nấu rất sớm và ít nhất 4 tuần mới được đem ra sử dụng.

Khi đó nước đường sẽ trở nên sậm màu hơn, sánh hơn cũng như đậm đà hơn. Tạo nên những chiếc bánh mềm mại, mang màu nâu đẹp mắt. Những nguyên liệu gồm:

  • 1kg đường (nên 1/2 đường trắng + 1/2 đường nâu đen để cho ra màu đẹp hơn)
  • 600ml nước
  • 1 quả chanh (60 – 70 g)
  • 30ml mạch nha (có thể có hoặc không)
  • 5ml nước tro tàu

Thực hiện nấu nước đường làm bánh theo công thức sau đây:

  • Bước 1: Vắt chanh lấy nước, bỏ hạt và để lại vỏ. Cho nước sôi vào đường trong nồi, khuấy đều để chúng tan bớt.
  • Bước 2: Bắc nồi lên bếp và đun đến khi nước sôi lăn tăn, vớt bọt, sau đó cho cốt chanh và vỏ chanh vào. Tiếp tục đun trong lửa nhỏ khoảng 50 – 65 phút.
  • Bước 3: Việc nấu nước đường vừa đủ là điều đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc bảo và độ đẹp mắt của bánh. Thế nên, sau khi nấu khoảng 40 – 45 phút, bạn nên kiểm tra nước đường đã đạt chưa.
  • Bước 4: Sau khi nước đường đã cô lại, bắt ra khỏi bế để vớt bỏ chanh và để nguội. Lấy muôi múc vào các lọ, không nên đổ vì sẽ có hiện tượng lại đường. Sau 7 – 10 ngày là có thể dùng được, tuy nhiên để càng lâu làm bánh sẽ ngon hơn.
Sau 40 - 45 phút nên kiểm tra xem nước đường đã vàng chưa.
Sau 40 – 45 phút nên kiểm tra xem nước đường đã vàng chưa.

Hướng dẫn làm trứng muối cho bánh trung thu

Để làm trứng muối, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

  • 200g muối
  • 1/2 muỗng cà phê bột ngũ vị hương và bột gừng
  • 80ml rượu hoặc vodka
  • 10 quả trứng gà/vịt
  • Màng bọc thực phẩm

Sau khi có đủ các nguyên liệu, bạn thực hiện làm trứng muối theo hai bước chính gồm:

  • Bước 1: Cho muối, bột ngũ vị hương và gừng trộn đều với nhau trong một cái tô.
  • Bước 2: Cho rượu/vodka vào chén, sau đó nhúng từng quả trứng cho thấm đều, rồi lăn trứng vào hỗn hợp đã trộn đều trên. Dùng màng bọc thực phẩm bọc đều chúng lại. Để vào một cái hộp cất ở nơi khô thoáng sau 3 – 6 tuần là có thể sử dụng.
Lăn trứng vào rượu rồi cho vào hỗn hợp đã được trộn đều rồi đem đi ủ.
Lăn trứng vào rượu rồi cho vào hỗn hợp đã được trộn đều rồi đem đi ủ.

Khi trứng muối đã đủ độ chín, ta lấy ra khỏi lọ và tiến hành các bước sơ chế sau trước khi làm nhân bánh:

  • Tách trứng, loại bỏ lòng trắng và giữ lại lòng đỏ, rửa sạch hết nhớt bên ngoài.
  • Chuẩn bị một bát rượu (tốt nhất là rượu Mai Quế Lộ), để trứng vào bát khoảng 30 – 60s. Sử dụng một khay lớn có quét dầu mè/dầu ăn, vớt trứng đã ngâm để vào.

Để làm chín trứng, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

  • Nướng trứng: Chuẩn bị khay nướng, làm nóng lò ở nhiệt độ 170 – 180 độ C trước 10 – 15 phút. Tiến hành nướng trứng ở nhiệt độ 160 – 170 độ C, trong vòng 5 – 10 phút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên nướng quá lâu mà căn thời gian vừa phải để chúng vừa lòng đào, như vậy màu sắc sẽ đẹp mắt hơn.
  • Hấp trứng: Xếp trứng vào nồi và hấp trong khoảng 10 phút. Nên lót một chiếc khăn trên miệng nồi, tráng việc hơi nước nhỏ ngược lại, ảnh hưởng đến chất lượng trứng muối.

Sau khi trứng chín, để trứng nguội là bạn có thể đem đi làm bánh trung thu hoặc làm nguyên liệu cho những món ăn khác mà bạn thích. Còn nếu chưa dùng, hãy bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, có thể sử dụng từ 2 – 3 tháng.

Có thể nướng hoặc hấp để làm chính trứng muối.
Có thể nướng hoặc hấp để làm chính trứng muối.

>> Có thể bạn chưa biết: Cách Bảo Quản Trứng Muối An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

Cách làm bánh trung thu nướng

Công thức bánh trung thu nhân thập cẩm

Sau bước làm nước đường và trứng muối, để tạo nên chiếc bánh mang hương vị truyền thống, không thể thiếu phần nhân thơm ngon. Bạn có thể làm nhân theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 50g hạt sen, 50g mứt bí, 50g hạt dưa 50g hạt điều, 100g bột bánh dẻo, 50g vừng trắng rang, 40g lạp xưởng, lá chanh, 100ml nước đường.
  • Sơ chế và làm nhân bánh: Thái nhỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị trên. Cho hạt sen, mứt bí, hạt điều, hạt dưa và lạp xưởng vào xay trước để chúng kết dính vào nhau. Sau đó, bỏ các nguyên liệu đã thái nhỏ còn lại (trừ hạt sen, bột bánh dẻo) vào hỗn hợp để trộn đều và để chúng nghỉ trong 1 tiếng.
  • Nước sốt nhân: Gồm các nguyên liệu 50g mật ngô, 10ml dầu mè, 20ml rượu mai quế lộ, 100ml nước đường, 5ml hắc xì dầu, 1 thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi và 50g nước lọc. Tiến hành trộn đều cho đến khi hòa tan.
  • Hoàn thành nhân bánh: Cho lá chanh vào rồi từ từ thêm sốt, sau đó rót từng thìa bột dẻo vào cho đến khi chúng có thể vo thành viên. Cuối cùng cho trứng muồi vào giữ phần nhân thập cẩm.
Thái nhỏ các nguyên liệu làm nhân rồi đưa vào máy xay.
Thái nhỏ các nguyên liệu làm nhân rồi đưa vào máy xay.

Sau khi hoàn thành phần nhân, tiếp đến làm vỏ bánh trung thu nhân thập cẩm gồm các bước:

  • Bước 1: Cho 30ml dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng và 160ml nước đường vào tô.
  • Bước 2: Khuấy đều và cho thêm 240gr bột mì, trộn đều lên.
  • Bước 3: Nhào thật nhanh đến khi bột mịn và dẻo, ta để bột nghỉ trong 20 – 45 phút, trước khi đưa vào khuôn làm.

Để tạo nên chiếc bánh trung thu thập cẩm đẹp mắt, một bước không thể thiếu chính là việc tạo hình, với các thao tác sau:

  • Bước 1: Chia bột và nhân thành các viên nhỏ theo tỷ lệ 2:1.
  • Bước 2: Cáng mỏng một viên vỏ bánh và đặt một viên nhân vào giữa, vo tròn gói kín lại. Lăn thêm một lớp bột nữa để tránh trường hợp bánh bị dính, rồi cho vào khuôn ép chặt để tạo đường nét hoa văn đẹp mắt.
  • Bước 3: Đem bánh đi nướng là bạn đã có ngay mẻ bánh trung thu nhân thập cẩm thơm ngon chiêu đãi cả nhà.
Cán mỏng vỏ bánh và đặt nhân bánh vào giữa.
Cán mỏng vỏ bánh và đặt nhân bánh vào giữa.

>> Xem thêm: Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Như Thế Nào Cho Đẹp Mắt?

Hướng dẫn làm bánh trung thu nhân đậu xanh

Cách làm vỏ bánh và tạo hình cho bánh trung thu nhân đậu xanh cũng tương tự như nhân thập cẩm, nên bạn có thể tham khảo các bước trên. Để làm nhân đậu xanh thơm ngon, cần thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngâm 300gr đậu xanh với ½ thìa cà phê muối trong 4 tiếng để đậu mềm ra. Sao đó chắt bỏ nước ngâm, cho đậu vào nồi đun sôi 5 – 7 phút, rồi cho hỗn hợp đậu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
  • Bước 2: Hỗn hợp đã xay, ta cho vào chảo và thêm khoảng 140gr đường, 100ml dầu dừa và tiến hành sên với lửa nhỏ. Nhớ đảo đều tay để phần nhân đậu của bánh sánh lại, sau đó cho thêm 1 thìa mạch nha để trộn đều.
  • Bước 3: Thêm 45gr bột nếp bánh dẻo, trộn đến khi nhân bánh mềm và không bị nhão, cho nhân ra tô và bọc kín để nghỉ trong lúc làm vỏ bánh.
Sên nhân đậu xanh với lửa nhỏ để nhân sánh lại.
Sên nhân đậu xanh với lửa nhỏ để nhân sánh lại.

Nếu bạn đang cần tìm người dọn dẹp hay trang trí nhà cửa không chỉ là vào dịp Tết Trung thu mà bất kỳ thời điểm nào, hãy đặt lịch ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ của bTaskee để được các Chị Ong Cam đến và thay bạn trang trí và chăm sóc cho mái ấm của bạn.

Tải app bTaskee và đặt lịch các dịch vụ tiện ích ngay hôm nay!

Cách làm bánh trung thu dẻo

Nhân thập cẩm

Để làm bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm, ta cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm:

Vỏ bánh:

  • 150g bột bánh dẻo
  • 150g đường cát
  • 100ml dầu ăn
  • ít muối

Nhân bánh:

  • 50gr lạp xưởng cắt nhỏ
  • 50gr chà bông
  • 80g hạt điều đã xay nhỏ
  • 70g mứt bí đao
  • 30g mè trắng
  • Lá chanh cắt nhỏ
  • 30gr mỡ đường
  • 40gr nước đường
  • 10gr rượu mai quế lộ
  • 20gr bột bánh dẻo

Để làm bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm, ta tiến hành làm vỏ bánh qua các bước sau:

  • Bước 1: Đun sôi nước và đường theo tỉ lệ 1:1 cho đến khi đường tan. Cho từ từ bột bánh dẻo vào nước đường và dùng máy đánh trứng đánh cho chúng hòa quyện với nhau.
  • Bước 2: Sau khi bột mịn dẻo, sử dụng màng bọc thực phẩm bao lại và để nghỉ trong 30 phút.
  • Bước 3: Rải ít bột khô lên thớt và cho bột dẻo lên, nhào kỹ đến khi chúng thành khối dẻo minh và không còn dính tay.

Để làm nhân thập cẩm cho bánh trung thu, bạn cho các nguyên liệu gồm lạp xưởng đã cắt nhỏ, chà bông, hạt điều xay nhỏ, mứt bí đao, mè trắng, lá chanh cắt nhỏ và mỡ đường vào tô sạch theo trọng lượng trên.

Bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm có sự hòa hợp giữa các nguyên liệu.
Bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm có sự hòa hợp giữa các nguyên liệu.

Tiến hành trộn đều, rồi cho vào 40gr nước đường tạo độ ngọt và 10gr rượu rồi trộn đều. Cho từ từ 20gr bột bánh dẻo nhằm tạo độ kết dính cho nhân.

Bước cuối cùng để hoàn tất chính là tạo hình cho bánh trung thu. Bằng cách chia bột làm vỏ bánh và nhân thành các khối nhỏ. Sau đó, cán mỏng phần vỏ để nhân vào giữa, vo tròn lại. Cho vào khuôn tạo hình và đem đi nướng là đã hoàn tất.

>> Có thể bạn chưa biết: Hướng Dẫn Trang Trí Trung Thu Đơn Giản Mà Ấn Tượng

Cách làm bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh

Những nguyên liệu cần chuẩn bị khi làm bánh trung thu nhân đậu gồm:

Vỏ bánh:

  • 392ml nước đường
  • 12ml dầu ăn
  • 6ml nước hoa bưởi
  • 200g bột bánh dẻo

Nguyên liệu nhân đậu:

  • 180g đậu xanh bỏ vỏ
  • 80g đường
  • 70-80ml dầu dừa/dầu ăn
  • 9g bột mì
  • 270 ml nước

Để làm nhân đậu xanh, ta cần thực hiện như sau:

  • Đậu xanh rửa sạch, ngâm nở và để ráo, sau đó đun với 80g đường và 200ml nước.
  • Đậu xanh đã chín thì đem xay nhuyễn, lọc cho mịn rồi cho thêm ½ dầu ăn khuấy trên lửa nhỏ rồi tiếp tục cho dầu ăn vào. Khi hỗn hợp đã đặc hơn hòa tan 9g bột mì với 70ml nước vào và tiếp tục khuấy đều.
  • Sên ở lửa nhỏ đến khi nhân khô, dẻo và không bị chảy hay dính chảo được. Sau đó, tắt bếp để hơi nguội. Vo tròn để chia nhân và bọc bằng màng bọc thực phẩm để tránh bị khô.
Bánh trung thu đậu xanh trứng muối có vị béo ngọt hòa quyện cùng độ mặn của trứng muối.
Bánh trung thu đậu xanh trứng muối có vị béo ngọt hòa quyện cùng độ mặn của trứng muối.

Để làm vỏ bánh trung thu dẻo nhân đậu xanh, ta trộn đều hỗn hợp đựng, nước hoa bưởi và cho bột bánh dẻo, khuấy đều tay. Xoa 1 lớp bột mỏng lên và nhào đều đến khi bột dẻo mịn, ủ bằng màng bọc trong 30 phút.

Sau khi nhân và vỏ đã hoàn tất, ta tiến hành tạo hình và đóng bánh. Bằng cách cán vỏ bánh và cho nhân vào giữa và rồi miết chặt vỏ bên ngoài. Đặt bánh vào khuôn đã phết dầu, rồi tiến hành rải bột mì để tạo hình.

Một số lưu ý quan trọng khi làm bánh trung thu

Đối với bánh nướng

Khi làm bánh trung thu nướng, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Nhân thập cẩm: Rang qua các loại hạt trong 3 – 5 phút để nhân được vàng thơm hơn. Nếu nhân khó nặng, hãy thêm bột dẻo đến khi có thể vo thành cục.
  • Nhân đậu xanh: Sên với lửa vừa phải, không mở quá lớn khiến dầu bị chảy. Đong nấu với tỷ lệ tương ứng, tránh để nhân bị ngọt gắt.
  • Vỏ bánh: Vỏ bánh không nên cán quá mỏng hoặc quá dày, cần cân bằng với nhân và không để nhân bị tràng ra ngoài. Bánh sau khi nướng sẽ không được đẹp mắt và ngon miệng.
  • Lưu ý khi nướng: Đừng quên làm nóng lò trước khi cho bánh vào, canh để lấy bánh ra, tránh bị cháy.
Lưu ý cần phải làm nóng lò 10 - 15 phút trước khi nướng bánh.
Lưu ý cần phải làm nóng lò 10 – 15 phút trước khi nướng bánh.

Đối với bánh trung thu dẻo

Để làm nên một chiếc bánh trung thu dẻo ngon cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Đừng để bột nghỉ trước khi tạo hình.
  • Thêm bột/dầu và khuôn trước khi tạo hình bánh, tránh để bánh bị ướt quá khó tạo hình.
  • Pha lượng bột bánh dẻo vừa đủ, pha quá nhiều sẽ khiến bánh bị mềm và khó bảo quản.
  • Bánh có thể bảo quản ở điều kiện thường, nhưng nên ăn trong 3 – 4 ngày sau khi làm vì bánh, bởi bánh không có chất bảo quản.
Bánh sau khi làm nên ăn trong vòng 3 - 4 ngày để có hương vị ngon nhất.
Bánh sau khi làm nên ăn trong vòng 3 – 4 ngày để có hương vị ngon nhất.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có nên bỏ bánh trung thu vào tủ lạnh không?

    Bánh trung thu sau khi làm nên bỏ vào tủ lạnh, bởi các thanh phần của bánh rất dễ bị biến chất ở điều kiện thường. Trong trường hợp bánh trung thu đã sử dụng chất bảo quản thì không cần để vào tủ lạnh.

  2. Cần làm gì sau khi trộn vỏ bánh bị khô hoặc ướt?

    Đây là những trường hợp thường gặp đối với những người mới học làm bánh trung thu. Nếu vỏ bị khô, có thể do bột hút ẩm nhiều hoặc quá đặc, cần thêm nước để bột mềm ra. Nếu vỏ bánh bị ướt và bở, có thể cho thêm bột mì để vỏ khô hơn.

  3. Bánh trung thu để được bao lâu?

    Thời gian tốt nhất để ăn bánh trung thu là trong vòng 1-2 ngày. Bởi chúng không có chất phụ gia và bảo quản, thế nên rất dễ bị hư và nhiễm vi khuẩn. Nếu bảo quản lạnh có thể để trong 4 – 6 ngày.

Có thế thấy, cách làm bánh trung thu tại nhà không quá phức tạp và mất nhiều thời gian và vẫn ngon như ngoài tiện. Hy vọng với các công thức bTaskee chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những chiếc bánh thơm ngon và có khoảng thời gian tuyệt vời để sum vầy bên gia đình.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services