Để trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 7 không khóc nhè và vòi vĩnh bố mẹ vào ngày đầu tuần là một điều nan giải. Vì sau ngày chủ nhật được thư giãn, sự trở lại trường học đối với các bé quả thật rất khó khăn, nó dường như gây ra một áp lực đối với các bé khi phải đối diện với sách vở và thầy cô giáo ở trường.
Điều này, khiến rất nhiều phụ huynh mệt mỏi vì họ không thể yên tâm làm việc khi nhìn thấy con mình như thế.
Vậy làm thế nào để cân bằng giữa hai lựa chọn ấy? Làm thế nào để có thể giúp con yêu của bạn vui vẻ đến trường mà không khóc nhè, vòi vĩnh?
Đừng lo vì bTaskee sẽ giúp bạn vượt qua điều đó với những tuyệt chiêu sau đây:
1. Lập kế hoạch cùng con
Bố mẹ luôn là người định hướng cho con từ khi con đặt những bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Việc lập kế hoạch cùng con cái là một nhiệm vụ quan trọng để giúp con bạn định hình tư tưởng và biết làm chủ chính mình.
Cũng chính điều đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con cái và giúp con bạn hiểu được giá trị của việc lập kế hoạch.
Trước khi bắt đầu tuần mới, bạn nên ngồi lại chuyện trò cùng con, cùng con tổng kết tuần cũ và bắt đầu lập kế hoạch, mục tiêu cho tuần tiếp theo. Điều này, giúp con bạn nhận định được điều gì cần phải làm, giúp bé ý thức hơn và hiểu ngày đầu tuần là ngày quan trọng của tất cả mọi người.
2. Trẻ không khóc nhè nhờ tính tự lập
Đa phần vì sự cưng chiều quá đà của bố mẹ khiến các bé mất đi sự chủ động và trở nên nũng nịu, khóc nhè. Cho nên, để trẻ không khóc nhè, vòi vĩnh vào những ngày đầu tuần sẽ giúp bố mẹ yên tâm công tác, buộc bố mẹ phải tập cho trẻ thói quen tự lập.
Để tập cho bé được thói quen này, bạn phải để con tự chủ mọi thứ, từ việc tự đánh răng rửa mặt, đến việc tự xếp chăn, sắp xếp sách vở, yêu cầu con chia sẻ việc nhà thường xuyên,…. và bạn chỉ nên quan sát, hướng dẫn con, nhất quyết không nên can thiệp sâu vào việc con đang làm để hỗ trợ, giúp đỡ. Vì ra tay giúp đỡ bé không cần thiết sẽ gây cho bé tính ỷ lại và không thể tự lập được.
3. Giao kèo với con để con không khóc nhè
Bạn cần phải giao kèo với bé, đưa ra thỏa thuận chung, chẳng hạn như: tuần mới chuẩn bị đến rồi, nếu con ngoan, đến trường không khóc nhè và học chăm, cuối tuần bố/mẹ sẽ tặng con một phần thưởng xứng đáng, còn ngược lại, con sẽ nhận một hình phạt do chính con không cố gắng.
Sau khi bạn ra giao kèo với bé, bạn và bé phải kiên quyết thực hiện và thường xuyên theo dõi trạng thái của bé cho đến cuối tuần. Tính xem, số lần bé khóc nhè, vòi vĩnh mẹ là bao nhiêu và số lần bé ngoan, biết làm chủ hành vi của mình là bao nhiêu, dựa trên đó, bạn đưa ra hình phạt và khen thưởng phù hợp.
Có thể, bạn sẽ phạt bé quét nhà bằng với số lần bé vi phạm hay cùng mẹ vào bếp,…. còn ngược lại, nếu bé thực hiện đúng giao kèo, bạn nên tặng bé một phần thưởng nhỏ hoặc lắng nghe xem bé có mong muốn gì cho phần thưởng của mình.
4. Khám phá vùng đất mới
Khám phá những vùng đất mới là một cách để bé tự tìm tòi, hiểu thêm về cuộc sống và trân trọng cuộc sống của chính mình. Cho nên, bố mẹ cũng có thể cùng con đi khám phá những vùng đất mới, thực hiện những chuyến đi từ thiện nho nhỏ đến các lớp tình thương, hay có điều kiện hơn hãy đến các vùng thiểu số để cho trẻ thấy được bạn bè cùng lứa tuổi với mình đã phải cố gắng đến trường bằng nhiều cách, mà chính bản thân bé có điều kiện được đi học, bé lại chối bỏ, chỉ thích lẽo đẽo, nũng nịu với bố mẹ.
Chính điều này sẽ tạo nên một suy nghĩ cho bé, giúp bé định hình được một phần nhận thức và chủ động hơn với bản thân mình, để mỗi ngày đầu tuần bé không còn khóc nhè, vòi vĩnh bố mẹ nữa.
Tất cả những tuyệt chiêu được bTaskee chia sẻ trên đây được coi là một mẹo nhỏ giúp các ông bố, bà mẹ giải quyết vấn đề nan giải cùng con mình để giúp những bậc bố mẹ yên tâm công tác và chăm sóc công việc nhà một cách thoải mái nhất.
Chúc các bạn thành công!
View Comments (1)
Bài viết cũng hữu ích đó!