tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ: căn bệnh bất kì mẹ bầu nào cũng nên lưu ý

Khi mang thai, các mẹ bầu thường rất hay mệt mỏi, khó ăn, dễ nghén… và sức đề kháng cũng kém hơn bình thường. Đây là lúc các mẹ bầu phải đặc biệt chú ý vì rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường thai kỳ – một căn bệnh khá nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nếu không chữa trị kịp thời. Nếu chưa biết tiểu đường thai kỳ là bệnh gì và cần lưu ý điều gì để tránh mắc bệnh thì tham khảo bài viết dưới đây của bTaskee nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong thời kỳ mang thai của phụ nữ ở tuần thứ 24 của thai. Bệnh gây rối loạn khả năng sử dụng, điều tiết lượng đường trong cơ thể mẹ và gây ra tình trạng lượng đường cao trong máu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và em bé trong bụng.

tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh các mẹ bầu rất dễ mắc phải khi mang thai (Ảnh: hellobacsi.com)

Nhiều phụ nữ sau khi sinh lượng đường sẽ trở lại bình thường, tuy nhiên, một số khác sẽ bị mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi thời kỳ bị tiểu đường thai kỳ. Chính vì vậy, khi mang thai bạn cần kiểm tra kỹ càng lượng đường trong máu để nếu có phát hiện bất thường thì cũng có thể điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến em bé.

Ai là người dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ?

Những phụ nữ hay mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Phụ nữ trên 30 tuổi, gia đình từng có người bị bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ bị béo phì, đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang, bệnh không dung nạp được glucose
  • Phụ nữ đang dùng 1 số loại thuốc trị hen xuyễn, thuốc cao huyết áp, tăng nhịp tim, bệnh về tâm thần

Nguyên nhân

Tiểu đường thai kỳ liên quan trực tiếp đến nồng độ insulin trong máu. Insulin là hoc-môn do tuyến tụy sinh ra, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng khi cơ thể không thể sản xuất ra đủ lượng insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ đều sinh ra chất kháng insulin, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ. Những phụ nữ mang thai thường sẽ làm giảm hoạt động của insulin, nâng cao lượng đường trong máu, từ đó gây ra bệnh tiểu đường cho mẹ bầu.

Triệu chứng

Bình thường, triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ không biểu hiện rõ ràng lắm, vì vậy bệnh chỉ được phát hiện khi đi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, một số bà bầu vẫn có những biểu hiện như sau:

  • Hay khát nước ban đêm, đêm ngủ thường hay thức giấc để uống nước
  • Đi tiểu rất nhiều lần, đi tiểu ra nhiều nước hơn các bà bầu khác
  • Sụt cân, mệt mỏi, kiệt sức
  • Các vết thương, trầy xước rất khó lành

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ được bác sĩ hướng dẫn đầy đủ, chế độ ăn uống thường phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mẹ bầu. Thường bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu hạn chế tinh bột, cắt giảm lượng đường, giữ cân nặng và tạo thói quen tập thể dục. Các mẹ bầu nên lưu ý những điều dưới đây trong thực đơn:

Cắt giảm đường

Giữ nồng độ đường trong máu ổn định sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu nên tránh xa các món ngọt như đường, mật, nước ngọt, chè, bánh, kẹo… nhất là các loại thực phẩm có chứa đường trắng (đường cát). Bạn chỉ nên dùng một ít đường cho khẩu phần ăn hoặc dùng đường ăn kiêng, đường cho người tiểu đường.

tiểu đường thai kỳ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên hạn chế ăn đường khi bị tiểu đường thai kỳ (Ảnh: revofood.vn)

Các mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước ép trái cây vì dù là đường tự nhiên cũng sẽ làm tăng nồng độ đướng trong máu. Nếu muốn uống nước ép, bạn có thể chọn nước ép cà chua vì cà chua chứa rất ít đường. Một lựa chọn nữa là ăn trái cây tươi, vừa đỡ thèm vừa có thêm chất xơ bổ sung cho cơ thể.

Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo động vật

Chất béo rất cần thiết cho 1 thai kỳ khỏe mạnh nhưng ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật không hề tốt. Bạn nên bổ sung chất béo từ các loại hạt như điều, đậu, mè… đây đều là những loại chất béo lành mạnh.

tiểu đường thai kỳ
Nên bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại hạt (Ảnh: marrybaby vn)

Các mẹ bầu nên chú ý đặc biệt đến chế độ ăn nếu không muốn mắc bệnh hoặc làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, khi mang thai các mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ, thư giãn để tránh mệt mỏi, tăng cao sức khỏe và có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Bài đọc thêm

3 bí kíp cho trẻ nghe nhạc đúng cách: Mẹ đã thử chưa?

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho các bà mẹ bỉm sữa

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
app-banner-btaskee-vie