Nguồn gốc đặc biệt của Ngày lễ đón năm mới?

12 tháng của năm 2017 đã đến với những ngày cuối cùng, chúng ta sắp chào đón một năm mới 2018 với nhiều điều chúc tốt lành nhất. Ngày 1/1, một ngày đặc biệt mà chúng ta thường gọi là Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, được xem là dấu mốc đánh dấu “sang trang” cho năm mới của nhiều nền văn hóa trên Thế giới. Tuy nhiên, bạn có biết Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu? Hãy tìm hiểu cùng bTaskee nhé!

Tết Dương lịch đã ra đời từ rất lâu và cũng đã thiên biến vạn hóa theo bề dày lịch sử của Thế giới. Sự kiện này mang dấu ấn lịch sử văn minh của loài người cho đến ngày nay. Và trải qua 400 năm, rất nhiều quốc gia đã chấp nhận xem ngày 1/1 là ngày bắt đầu của cả một năm.

Từ lịch Caesar (Julian Calendar)

Theo các nhà sử học, thời Trung cổ vào khoảng những năm 1100 đến 1400 trước Công Nguyên, những quốc gia Cơ Đốc Giáo Châu Âu đã giao ước ngày 25 tháng 3 là ngày xuân phân làm ngày đầu năm mới. Một trong những cách chọn ngày bắt đầu một năm mới được chọn là ngày mà các nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện Nguyên Lão. Vì thế dẫn đến việc khi một Hoàng đế La Mã lên ngôi sẽ đặt tên mình cho tháng đó. Ví dụ tháng 9 sẽ được gọi là “Germanucus”, “Antonius” hay “Tacitus”, tháng 11 còn gọi là “Domitianus”, “Faustinus” hay “Romanus”.

Nhận thấy sự bất tiện trong việc thay đổi liên tục, Hoàng đế Julius Caesar đã cho lập bộ lịch mới theo mặt trời. Đây là phát minh của nhà Thiên văn người Hy Lạp Alexandria. Và Đế Quốc La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1 tháng 1 làm ngày bắt đầu một năm mới theo hệ thống lịch Julian.

Năm mới
Nguồn gốc Lịch Julian của Đế Quốc La Mã (Ảnh: Herstyle.com)

Đến lịch Gregory XII (Gregorian Calendar)

Bộ lịch Julian dần được chấp nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới như Venice (Ý) năm 1522; tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan vào năm 1955; tại Pháp năm 1564… Ngay khi Đức Giáo Hoàng Gregory XII nhận chức vào năm 1682, ông đã dùng phương pháp tính lịch hiện đại để phân chia ngày tháng, vẫn giữ nguyên ngày 1/1 là ngày bắt đầu năm mới, dẫn đến việc lịch Julian mất chỗ đứng vào lúc bấy giờ.

Việc tiếp nhận năm mới này diễn ra tại các quốc gia Công Giáo, sau đó đến những quốc gia đạo Tin Lành, cuối cùng là Đức Quốc chấp nhận vào năm 1700, tại Anh vào năm 1752 và Thụy Điển năm 1753.

Năm mới
Lịch Gregory hiện đại do Giáo Hoàng Gregory XII ban hành (Ảnh: pinterest.com)

Những nước Phương Đông với các tôn giáo như Phật Giáo, Hồi Giáo, Hindu… chấp nhận sử dụng lịch Gregorian Calendar và xem ngày 1/1 là ngày khởi đầu của một năm. Người Trung Hoa tính theo hệ thống quay của Mặt trăng, và được thành lập không giống lịch Gregorian bởi do phạm vi của mùa thay đổi. Và mỗi năm can chi đều khác nhau mà tượng trưng cho 1 trong 12 con Giáp luân phiên theo quy luật Ngũ Hành với chu kỳ là 60 năm. Tết Nguyên Đán tại Việt Nam từ thuở xưa cho đến hiện tại vẫn dựa theo Lịch Trung Hoa của người Trung Quốc.

bTaskee xin chúc bạn đọc sẽ có một năm mới 2018 với tràn đầy niềm vui trong cuộc sống, gặt hái được nhiều thành tựu trong công việc và an khang, thịnh vượng.

Các bài viết đọc thêm:

Phong tục đón Tết Dương lịch tại các nước trên thế giới.

5 món ăn đem lại may mắn cho năm mới 2018.

Địa điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie