tác hại của nghệ

Tác hại của nghệ mà bạn cần biết để tránh nhận hậu quả không tốt

Nghệ là một gia vị trong nhiều món ăn, nghệ còn được biết đến là một loại thuốc nhuộm và đặc biệt là một loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, củ nghệ cũng là “con dao hai lưỡi” mà nhiều người không biết đến. Hãy để bTaskee cung cấp cho bạn những thông tin về tác hại của nghệ để tránh những tác hại không mong muốn khi sử dụng nghệ.

1. Kích ứng đường tiêu hóa

Bên cạnh thành phần curcumin mang tác dụng kháng viêm, nghệ còn chứa một lượng lớn các tinh dầu, chất xơ có tính cay, gây kích ứng đường tiêu hóa. Những thành phần đó chính là thủ phạm khiến mùi vị của nước nghệ tươi hoặc bột nghệ rất hăng và khó uống, tác hại của nghệ sẽ gây nên những biểu hiện như tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí gây hại cho gan.

2. Khó hấp thu

Chất curcumin trong nghệ vàng ít tan trong nước khiến khả năng hấp thu để phát huy tác dụng kháng viêm chỉ từ 2-5%. Vì vậy, không dễ dàng để sử dụng lượng lớn curcumin nhằm bù đắp lại phần nó không hấp thụ được. Hơn nữa, đặc tính khó tan của curcumin dễ gây lắng đọng tại các khe kẽ gây phản tác dụng, gia tăng tình trạng viêm.

3. Đau bụng

Nghệ có tính cay, chất curcumin trong nghệ khó tan, dùng trong một thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ là đau bụng.

tác hại của nghệ
Dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng (Ảnh: girlspace.com)

4. Giảm khả năng kháng viêm

Thành phần curcumin trong nghệ sẽ gây ra tác hại của nghệ khi được tiêu thụ liều cao sẽ kích thích tuyến thượng thiệu bài tiết cortisone – 1 chất có tính kháng viêm cao. Bởi vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.

5. Gây chảy máu

Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến chảy máy. Nếu bạn đang dùng thuốc đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi sử dụng nghệ.

tác hại của nghệ
Nếu tiêu thụ nghệ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu (Ảnh: (Ảnh: baomoi.com)

6. Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi mật

Nguyên nhân chính là chất curcumin trong nghệ kích thích túi mật tiết ra nhiều mật hơn. Điều này một mặt có thể cải thiện khả năng tiêu hoá nhưng mặt khác, nó gây nên tắc ống mật, tăng lượng oxalate trong nước tiểu – một chất khi liều lượng cao kết hợp với canxi sẽ hình thành nên sỏi mật, sỏi thận.

7. Làm trầm trọng tình trạng rong kinh

Theo New Health Guide, nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ, vì loại củ này có tác dụng khai thông khí huyết, khiến tình trạng rong kinh trở nên nặng hơn.

8. Tiểu đường

Curcumin, hoạt chất chứa trong nghệ vàng có thể làm giảm đường huyết ở những người bị tiểu đường. Do đó, khi sử dụng nghệ cùng với các thuốc điều trị tiểu đường, nghệ có thể làm tụt đường huyết, gây những biến chứng nặng nề hơn cả việc đường huyết tăng.

tác hại của nghệ
Curcumin, hoạt chất chứa trong nghệ vàng có thể làm giảm đường huyết ở những người bị tiểu đường (Ảnh: ihph.org.vn)

9. Trào ngược dạ dày thực quản

Nghệ vàng có thể gây rối loạn nhu động dạ dày ruột ở một vài trường hợp, do đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trên một số bệnh nhân.

10. Vô sinh

Nghệ tác động lên cơ thể giống tác động của hormone nữ giới estrogen, làm giảm lượng testosterone và giảm khả năng di động của tinh trùng. Điều này dẫn tới giảm khả năng sinh sản của nam giới.

tác hại của nghệ
Nghệ làm giảm lượng testosterone và giảm khả năng di động của tinh trùng (Ảnh: hellobacsi.com)

Nên nhớ rằng nghệ không đơn thuần là một loại thảo dược giàu chất dinh dưỡng mà nó còn có thể là “kẻ gây hại” nếu cơ thể hấp thu quá nhiều. Hãy là người tiêu dùng thông thái, sử dụng nghệ ở mức vừa phải để tránh những tác hại của nghệ đáng tiếc nhé.

Bài đọc thêm

Tác hại của việc uống trà khi chưa ăn sáng

Mẹo dùng bột nghệ cho da láng mịn trắng hồng

Nhấn chia sẻ nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích.

bTaskee luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến cho bạn những bài viết chất lượng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email
Bài viết liên quan
app-banner-btaskee-vie